Nhiễm nấm xâm lấn là bệnh lý thường gặp trên các bệnh nhân (BN) nặng, tỷ lệ tử vong cao. Việc sử dụng thuốc kháng nấm sớm và phù hợp góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị cho BN nhiễm nấm xâm lấn. Mục tiêu: Khảo sát tình hình nhiễm nấm xâm lấn, tình hình sử dụng thuốc kháng nấm trên BN nội trú và xác định một số yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị nhiễm nấm Candida xâm lấn tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí inh (BV ĐHYD TP. HC ). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 213 hồ sơ bệnh án của BN được chỉ định thuốc kháng nấm điều trị nhiễm nấm xâm lấn trên 2 ngày từ 01/01/2018 đến 31/12/2019. Tính hợp lý trong chỉ định thuốc kháng nấm (chỉ định, loại thuốc và liều dùng) được đánh giá dựa theo khuyến cáo của Hiệp hội các bệnh nhiễm khuẩn Hoa Kỳ ( DSA 2016), Dược thư Quốc gia Việt Nam hoặc tờ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Kết quả: Tác nhân phân lập được nhiều nhất là nấm men (97,5%), trong đó tỷ lệ bệnh phẩm (BP) dương tính với nấm men nhưng không có kháng nấm đồ là 46,2%, chủng Candida spp. chiếm tỷ lệ 50,0% với tỷ lệ loài Candida non-albicans là 31,4%, loài Candida albicans là 18,6%, chủng Cryptococcus spp. và Aspergillus spp. chiếm tỷ lệ rất ít (1,3% và 2,5%). Caspofungin là thuốc kháng nấm được lựa chọn điều trị nhiễm nấm xâm lấn nhiều nhất trong mẫu nghiên cứu. Tỷ lệ sử dụng thuốc kháng nấm hợp lý chung là 78,9%. Kết quả phân tích hồi quy logistic đơn biến gợi ý các yếu tố suy thận cấp, lọc máu và thỏa quy tắc dự đoán Ostrosky-Zeichner có liên quan đến nguy cơ nặng thêm, tử vong ở BN nhiễm Candida xâm lấn sau 28 ngày dùng thuốc kháng nấm. Kết luận: Các kết quả từ nghiên cứu đã cho thấy được tình hình nhiễm nấm cũng như việc sử dụng thuốc trong điều trị nhiễm nấm xâm lấn tại BV ĐHYD TP. HC , góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc xây dựng hướng dẫn điều trị hợp lý tại bệnh viện nhằm giúp cải thiện tiên lượng sống và hiệu quả điều trị cho BN nhiễm nấm xâm lấn.