Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543

76

Hệ tim mạch

BB

Phan Thanh Hơn; Trần Đức Hùng

Nghiên cứu sức căng dọc thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có chỉ định can thiệp động mạch vành qua da

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2023

2

73-76

1859-1868

Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính; Siêu âm; Đánh dấu mô cơ tim; Sức căng thất trái

Khảo sát sức căng dọc từng vùng và toàn bộ thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có chỉ định can thiệp động mạch vành qua da. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 31 bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có chỉ định can thiệp động mạch vành (ĐMV) qua da, thời gian từ 01/2023 đến 5/2023 tại Bệnh viện Quân y 103. Thực hiện siêu âm tim đánh dấu mô đánh giá sức căng dọc từng vùng và toàn bộ thất trái (Left ventricular global longitudinal strain - LVGLS), phân tích kết quả bằng phần mềm QLAB 13.0. Kết quả: LVGLS là -15,1  2,4%. Sức căng vùng mỏm tốt nhất (-17,8  4,1%), sau đó đến vùng giữa (-14,7  2,9) và vùng đáy kém nhất (-12,4  2,8%). Sức căng dọc toàn bộ thất trái ở nhóm có rối loạn vận động vùng (-13,58  0,9) kém hơn nhóm không có rối loạn vận động vùng (-15,9  2,63), p < 0,05. LV GLS có mối tương quan thuận mức độ vừa với NT-ProBNP (r = 0,362, p < 0,05). Kết luận: Sức căng dọc vùng mỏm là tốt nhất, sau đó đến vùng giữa và vùng đáy kém nhất. LVGLS ở nhóm có rối loạn vận động vùng kém hơn nhóm không có rối loạn vận động vùng. LVGLS có mối tương quan thuận mức độ vừa với nồng độ NT-ProBNP huyết thanh.

TTKHCNQG, CVv 46