Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,471,899
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

BB

Nguyễn Phúc Huy, Trần Thị Thúy An, Vi Nhã Trân, Nguyễn Ngọc Trang Thùy

PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN NẤM MEN TỪ QUẢ LÊKIMA (Pouteria lucuma) CÓ KHẢ NĂNG LÊN MEN RƯỢU VANG

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Cần Thơ

2024

2

49

Nghiên cứu phân lập, tuyển chọn nấm men và ứng dụng trong lên men rượu vang lêkima được thực hiện với các nội dung: Phân lập và khảo sát các đặc điểm sinh lý, sinh hóa các dòng nấm men phân lập được; khảo sát khả năng chịu cồn; khảo sát khả năng lên men rượu để tuyển chọn dòng nấm men triển vọng có khả năng lên men tốt; định danh tên loài dòng nấm men triển vọng bằng kỹ thuật sinh học phân tử. Kết quả nghiên cứu đã phân lập được 17 dòng nấm men từ 4 mẫu lêkima thu tại Sóc Trăng. Kết quả khảo sát khả năng chịu cồn có 9/17 chủng có khả năng chịu cồn cao nhất ở nồng độ 12% vẫn sinh trưởng và phát triển tốt. Kết quả khảo sát khả năng lên men rượu, chủng ST9 cho hàm lượng cồn cao nhất đạt 12,67% (v/v) sau 7 ngày lên men. Kết quả định danh bằng kỹ thuật sinh học phân tử đã xác định chủng ST9 là Saccharomyces cerevisiae (CP024006.1) với độ tương đồng 100%.

Research on the isolation and selection of yeasts as well as its application in lekima wine fermentation was carried out with the following contents: isolation and identification of physiological and biochemical characteristics of selected yeasts strains; alcohol tolerance; investigation wine fermentation ability to select promising yeast strains with good fermentation ability; identification of promising yeast strains by molecular biology techniques. Results have shown that, among 17 collected yeasts strains from 4 Lekima samples in Soc Trang, 9/17 strains still survived and grew well at a alcohol concentration of 12% exhibiting the highest alcohol tolerance. Regarding alcohol fermentation ability, strain ST9 had the highest alcohol content of 12.67% (v/v) after 7 days of fermentation. Sequencing results using molecular biology techniques identified strain ST9 as Saccharomyces cerevisiae (CP024006.1) with 100% similarity.