Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543

76

Tâm thần học

BB

Phạm Quang Trung; Nguyễn Đăng Vững; Phạm Thị Thu Trang; Đào Thị Nga

Thực trạng mắc các dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi tại khu tái định cư, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh năm 2022

Current situation of experiencing symptoms of depression among elderly at the resettlement area of Ky Anh town, Ha Tinh province in 2022

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2023

2

76-81

1859-1868

Trầm cảm; Người cao tuổi; Sức khỏe tâm thần; Khu tái định cư

Mental health; Depression; Elderly; Resettlement area; Current situation; Ha Tinh

Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng và phân tích một số yếu tố liên quan đến mắc các dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi tại khu tái định cư. Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 262 người cao tuổi (60 tuổi trở lên) tại khu tái định cư, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh năm 2022. Trầm cảm ở người cao tuổi được đánh giá bằng thang đo GDS-15 (điểm GDS >5: gợi ý trầm cảm). Kết quả: Tỷ lệ mắc các dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi là 34,4%, chủ yếu tập trung ở mức độ nhẹ (25,2%); mức độ vừa và nặng chiếm 9,2%. Các yếu tố tôn giáo, điều kiện kinh tế, hoạt động xã hội, thời gian tái định cư, chất lượng cuộc sống, hoạt động thể lực có mối liên quan đến mắc các dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi (p<0,05). Kết luận: Chính quyền và y tế địa phương cần có các chính sách quan tâm đến sức khỏe tâm thần và có các biện pháp giảm các yếu tố liên quan và nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người cao tuổi tại khu tái định cư.

The study aims to describe the current situation and analyze some factors related to depressive symptoms among the elderly in resettlement areas. Methods: A cross-sectional study was conducted on 262 elderly individuals (aged 60 and above) in the resettlement area of Ky Anh town, Ha Tinh province in 2022. Depression in the elderly was assessed using the GDS-15 scale (GDS score >5 points is suggestive of depression). Results: The prevalence of experiencing symptoms of depression in the elderly was 34.4%. The majority of depressive symptoms were classified as mild, accounting for 25.2% of the cases, while moderate and severe levels accounted for 9.2%. The factors including religious, economic conditions, social activities, resettlement duration, quality of life, and physical activity were found to be significantly associated with the occurrence of depressive symptoms in the elderly (p<0.05). Conclusion: Local authorities and healthcare providers should implement policies that prioritize mental health, associated factors and improve the quality of life for the elderly in the resettlement area.

TTKHCNQG, CVv 46