



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
76
Hệ tim mạch
BB
Nguyễn Thúy Linh, Nguyễn Văn Tuyến, Đinh Thị Hải Hà, Đường Thị Ngọc Hà
Thực trạng sức khỏe tâm thần: Lo âu, trầm cảm và stress ở người chăm sóc các bệnh nhân đột quỵ cấp
Psychological distress (anxiety, depression and stress) in caregivers of acute stroke patients
Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)
2024
DB1
443-449
1859-1868
Đánh giá đồng thời mức độ lo âu, trầm cảm và stress ở người chăm bệnh nhân (BN) bị đột quỵ cấp bằng thang điểm DASS-21 và phân tích một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: 200 đối tượng nghiên cứu là người chăm của các BN đột quỵ cấp điều trị tại khoa đột quỵ não Bệnh viện TWQĐ 108 từ tháng 01/2024 - 07/2024 theo phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ người chăm các BN đột quỵ có các rối loạn trầm cảm, lo âu và stress lần lượt là 32%, 34% và 30%. Trong đó, đ ối tượng có tình trạng trầm cảm, lo âu và stress ở mức độ nhẹ và vừa chiếm tỷ lệ cao nhất. Phân tích hồi quy một số yếu tố liên quan cho thấy: tuổi, giới, thu nhập cá nhân và việc người bệnh đột quỵ có bảo hiểm y tế hay không là các yếu tố tiên lượng độc lập của tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần. Tuổi càng cao, thu nhập càng thấp và BN đột quỵ không có thẻ bảo hiểm y tế thì người chăm sóc càng có nguy cơ mắc các rối loạn trên. Kết luận: Người chăm BN đột quỵ chưa được quan tâm đúng mức, nhiều người chăm gặp phải các rối loạn trầm cảm, lo âu hoặc stress. Tuổi, giới tính, tài chính cá nhân và việc có hay không có bảo hiêm y tế ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của người chăm.
Simultaneously assess the level of anxiety, depression and stress in caregivers of patients with acute stroke using the DASS-21 scale and analyze some related factors. Subject and method: cross-sectional study conducted with 200 informal primary caregivers of acute stroke patients treated at the stroke department of 108 Military Central Hospital from January 2024 to July 2024. Results: The proportion of caregivers of stroke patients with depression, anxiety and stress disorders is 32%, 34% and 30% respectively. Of which, subjects with mild and moderate depression, anxiety and stress account for the highest proportion. Regression analysis of some related factors showed that age, gender, personal income and whether the stroke patient had health insurance or not were independent predictors of mental health disorders. The older the age, the lower the income and the stroke patient did not have a health insurance card, the higher the risk of caregivers having the above disorders. Conclusion: Caregivers of stroke patients have not received adequate attention, many caregivers experience depression, anxiety or stress disorders. Age, gender, personal finances and whether or not they have health insurance affect the mental health of caregivers.
TTKHCNQG, CVv 46