Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,075,714
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Sản khoa và phụ khoa

BB

Dương Thị Kim Hoa, Phạm Thị Minh Quyên, Võ Văn Thắng

Trầm cảm sau sinh và một số yếu tố liên quan ở bà mẹ có con đang điều trị tại đơn vị sơ sinh, Bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng

Postpartum depression and some related factors among mothers of newborns hospitalised in the neonatal intensive care unit in Da Nang Hospital for women and children

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2024

CD1

182-188

1859-1868

Mọi bà mẹ sau sinh đều có nguy cơ mắc trầm cảm trong năm đầu tiên sau sinh. Nhưng trầm cảm sau sinh có thể nghiêm trọng hơn đáng kể ở những bà mẹ có trẻ sơ sinh đang điều trị, đặc biệt là những trẻ phải nằm trong phòng sơ sinh cấp cứu hồi sức tích cực (NICU). Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm theo thang đo của Edinburgh (EPDS) và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh ở bà mẹ có con đang điều trị tại đơn vị Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành trên 270 bà mẹ có trẻ sơ sinh đang điều trị từ tháng 6/2022 đến tháng 6/2023 tại Khoa Sơ sinh cấp cứu – Hồi sức tích cực và bệnh lý, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm ở bà mẹ sau sinh là 30,0%. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh bao gồm: kinh tế khó khăn, mẹ sống một mình, mẹ là người dân tộc thiểu số và thời điểm trẻ bị cách ly khỏi mẹ sau sinh >72 giờ để điều trị tại NICU, thời điểm bà mẹ được thăm trẻ tại NICU >72 giờ; thời điểm trẻ được ra với mẹ sau khi nằm NICU < 7 ngày, với p < 0,001 và độ tin cậy 95%. Kết luận: Tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở bà mẹ có con đang điều trị tại đơn vị Sơ sinh là báo động, thời điểm ngắt kết nối giữa mẹ và con cũng như thời gian trẻ điều trị tại Hồi sức tích cực (NICU) đã làm tăng tỷ lệ trầm cảm sau sinh.

Postpartum mothers are at risk of depression in the first year after giving birth. However, postpartum depression can be significantly more severe in mothers of newborns are undergoing treatment, especially those who are in the Neonatal Intensive Care Unit (NICU). Objectives: determine the rate of postpartum depression using the Edinburgh Scale (EPDS) and associated factors among mothers of newborns hospitalized in the Neonatal intensive care Unit, Da Nang Hospital for Women and Children. Methods: Cross-sectional study, conducted on 270 mothers with newborns being treated from June 2022 to June 2023 at the Neonatal Unit, Da Nang Hospital for Women and Children. Results: The rate of postpartum depression was 30.0%. Some related factors include financial constraints, single mom, mother being an ethnic minority and the time of mothernewborn separation after birth for >72 hours for treatment in the NICU, the time of mothers can visit their newborns in the NICU for >72 hours; the time of the baby reunite to the mother after being in the NICU < 7 days, with p-value < 0.05 at 95% confidence interval. Conclusion: The rate of postpartum depression in mothers of newborns hospitalized in the Neonatal intensive care Unit is alarming. The time of mothernewborn separation and the time of the newborns treated in NICU are predictors of postpartum depression.

TTKHCNQG, CVv 46