Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Nhiệm vụ đang tiến hành

ĐT.05-2022

2022 Nghiên cứu các giải pháp quản lý tổng hợp sâu bệnh hại cây lâm nghiệp chính (Keo tai tượng Keo lai Mỡ Bồ đề) tại tỉnh Tuyên Quang

Trung tâm nghiên cứu Bảo vệ rừng

UBND Tỉnh Tuyên Quang

Tỉnh/ Thành phố

ThS. Nguyễn Hoài Thu

Nguyễn Thị Loan; Bùi Quang Tiếp; Nguyễn Quốc Thống; Lê Văn Bình; Nguyễn Văn Thành; Trang A Tổng; Trần Viết Thắng; Đào Thị Hà Thu; Chu Kim Khải

Lâm nghiệp

01/11/2022

01/10/2025

Nội dung, quy mô:
- Điều tra xác định thành phần loài và loài sâu, bệnh hại chính; đánh giá tỷ lệ và mức độ gây hại của chúng trên cây Keo tai tượng, Keo lai, Mỡ và Bồ đề.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài sâu, bệnh hại chính mới và quy luật phát sinh phát triển của chúng gây hại trên cây Keo tai tượng, Keo lai, Mỡ và Bồ đề ở rừng trồng tại tỉnh Tuyên Quang.
- Xây dựng mô hình nghiên cứu, ứng dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp loài sâu, bệnh hại chính trên cây Keo tai tượng, Keo lai, Mỡ và Bồ đề ở rừng trồng, quy mô 4 ha (mỗi loài cây 1,0 ha).
- Đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp loài sâu, bệnh hại cây Keo tai tượng, Keo lai, Mỡ và Bồ đề ở rừng trồng.
- Xây dựng 04 Hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ tổng hợp loài sâu, bệnh hại chính trên cây Keo tai tượng, Keo lai, Mỡ và Bồ đề ở rừng trồng.
- Tập huấn cho 120 cán bộ kỹ thuật cơ sở và người dân về cách nhận biết loài sâu, bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính trên cây Keo tai tượng, Keo lai, Mỡ và Bồ đề ở rừng trồng.
- Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện Đề tài.
- Bộ ảnh sâu, bệnh hại chính trên cây Keo tai tượng, Keo lai, Mỡ và Bồ đề điều tra, thu thập được tại tỉnh Tuyên Quang (lưu trong 01 USB/01 loài cây).
- Báo cáo kết quả điều tra xác định thành phần loài và loài sâu, bệnh hại chính; tỷ lệ và mức độ gây hại của sâu, bệnh hại chính trên 4 loài cây Keo tai tượng, Keo lai, Mỡ và Bồ đề (kèm theo Danh mục thành phần loài và loài sâu, bệnh hại chính, thành phần loài thiên địch của các loài sâu hại chính trên cây Keo tai tượng, Keo lai, Mỡ và Bồ đề).
- Báo cáo đặc điểm sinh học loài sâu, bệnh hại chính mới; quy luật phát sinh phát triển của chúng và các loài thiên địch của sâu hại chính.
- 4,0 ha mô hình ứng dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây Keo tai tượng, Keo lai, Mỡ và Bồ đề (mỗi loài cây 1,0 ha); hiệu quả phòng trừ đạt tối thiểu 75%.
- Báo cáo chuyên đề: Các giải pháp quản lý tổng hợp loài sâu, bệnh hại chính trên cây Keo tai tượng, Keo lai, Mỡ và Bồ đề ở rừng trồng tại tỉnh Tuyên Quang.
- 04 Hướng dẫn biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính trên cây Keo tai tượng, Keo lai, Mỡ và Bồ đề ở rừng trồng phù hợp với tỉnh Tuyên Quang, được Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang tham gia ý kiến để hoàn thiện trước khi sử dụng tập huấn.
- 120 người dân và cán bộ kỹ thuật cơ sở được tập huấn, nắm bắt được cách nhận biết loài sâu, bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính trên cây Keo tai tượng, Keo lai, Mỡ và Bồ đề.
sơn dương; chiêm hóa; hàm yên; tuyên quang

bệnh cây lâm nghiệp; keo tai tượng; mỡ bồ đề