liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Nhiệm vụ đang tiến hành

Ảnh hưởng của sự xáo trộn sinh học và một số tác nhân hóa lý đến khả năng loại bỏ ô nhiễm Cd và As trong môi trường bằng thực vật

Viện Công nghệ môi trường

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Tỉnh/ Thành phố

Các khoa học trái đất và môi trường liên quan

Ô nhiễm kim loại nặng (KLN) trong đất và nước đang là vấn đề trầm trọng đối với nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Hiện có nhiều phương pháp được áp dụng để xử lý môi trường bị nhiễm KLN như hóa học, hóa lý và sinh vật. Mặc dù xử lý đất, nước thải nhiễm KLN bằng các phương pháp hóa học và hóa lý đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép nhưng các phương pháp này đều có chi phí xử lý cao do sử dụng hóa chất, vật liệu đắt tiền, đồng thời tạo ra lượng cặn lớn từ kết tủa kim loại và hóa chất tồn dư gây ô nhiễm thứ cấp cho môi trường. Ngày nay, xử lý ô nhiễm bằng thực vật đã được công nhận là một giải pháp có tính chất sáng tạo, chi phí thấp và đang có xu hướng phát triển thành một công nghệ mang tính thương mại. Trong quá trình nghiên cứu phương pháp sử dụng thực vật để xử lý đất ô nhiễm KLN, các nhà khoa học còn sử dụng một số phương pháp kích thích làm tăng khả năng tích lũy KLN của thực vật thông qua sự xáo trộn sinh học và các tác nhân hóa lý khác nhau. Đây là một vấn đề lý thú, có ý nghĩa khoa học và là mục đích của nghiên cứu này. Quá trình xáo trộn sinh học sử dụng một số loài động vật không xương sống để thay đổi tính chất vật lý, hóa học và sinh học của đất, tăng khả năng chuyển hóa KLN từ đất vào nước và làm tăng khả năng hút thu kim loại nặng của thực vật. Một số nhân tố bổ sung vào đất như N, P, EDTA hay điều chỉnh pH đất nhằm làm tăng độ dễ tiêu sinh học của kim loại cũng đã được áp dụng.