liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Nhiệm vụ đang tiến hành

Diễn thế sinh thái nấm ưa đạm tại rừng thông 5 lá Đà Lạt (Pinus dalatensis) và rừng sồi (Quercus spp) Vườn quốc gia BiDoup - Núi Bà Tỉnh Lâm Đồng

Trung tâm Công nghệ Sinh học Tp. Hồ Chí Minh

Tỉnh/ Thành phố

Sinh học

Nấm ưa đạm (Sagara 1975) là nhóm nấm hình thành quần xã theo diễn thế tại các vị trí có vật chất nguồn gốc từ động vật như xác đang phân hủy, phân, nước tiểu; hay sau khi đột ngột bổ sung các hợp chất có gốc Ni-tơ. Các nghiên cứu cho thấy quần xã nấm ưa đạm có cấu trúc tương tự các quần xã nấm khác trong rừng hay trảng cỏ và thay đổi tùy theo hệ thực vật. Nghiên cứu về nấm ưa đạm hiện nay trên thế giới còn rời rạc và đặc biệt thiếu ở các vùng nhiệt đới như Đông Nam Á. Mặc khác, cho tới nay, tất cả các nghiên cứu về nấm ưa đạm đều thiếu đối chứng là khu hệ nấm tự nhiên xung quanh ô mẫu. Từ tiền đề trên, nghiên cứu đề xuất thiết lập 2 ô mẫu rải u-rê tại rừng thông 5 lá Đà Lạt Pinus dalatensis và rừng sồi Quercus spp. thuộc Vườn quốc gia BiDoup – Núi Bà, Tỉnh Lâm Đồng trong 10 tháng nhằm khảo sát quần xã nấm ưa đạm. Quần thể thông 5 lá đặc hữu đại diện cho tính địa phương và quần thể sồi đại diện cho tính toàn cầu của khu hệ thực vật. Nghiên cứu tiến hành nhằm xác định diễn thế sinh thái và cấu trúc quần xã (độ nhiều, độ đa dạng, thành phần loài và loài ưu thế) của nấm ưa đạm tại khu vực, sự liên hệ giữa quần xã nấm ưa đạm và quần xã nấm tự nhiên xung quanh ô mẫu rải u-rê, và sự kết nối giữa quần xã nấm ưa đạm tại phía nam Việt Nam với các quần xã nấm ưa đạm ở các khu vực khác trên thế giới.