- Đào tạo bồi dưỡng theo vị trí làm việc cho cán bộ công chức viên chức các tỉnh khu vực Tây Nguyên
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt vải cuộn hoạt động theo 2 chế độ tự động và bán tự động
- Xây dựng mô hình nuôi cá lăng nha trên huyện miền núi Minh Hóa
- Mô hình nuôi chim Yến lấy tổ tại huyện Lệ Thủy
- Nghiên cứu cấu trúc chức năng cảnh quan phục vụ hoạch định không gian sử dụng tài nguyên bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế và quốc phòng an ninh vùng duyên hải Đông Bắc và Trung Trung Bộ (Nghiên cứu điểm tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Quảng Ngãi )
- Tuyển chọn và xây dựng quy trình canh tác một số giống tre trúc tầm vông làm nguyên liệu phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh
- Mô hình chăn nuôi dê thịt trên bờ vuông tôm
- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại cơ quan Thanh tra tỉnh Bắc Giang
- Điều tra đánh giá hiện trạng và khả năng phát triển cây Trẩu (Vernicia montana Lour) cây Sở (Camellia oleifera) ở Thanh Hóa
- Điều tra tài nguyên di truyền các loài lan rừng Vương Quốc gia Cát Tiên và nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhân nhanh để bảo tồn một số loài lan rừng quý
- Nhiệm vụ đang tiến hành
01/2020/HĐ-ĐTKHCN
Nghiên cứu lai tạo giữa gà H’re với gà kiến gà nòi để tạo giống gà lai thương phẩm có năng suất và chất lượng thịt cao
Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ Quảng Ngãi
UBND Tỉnh Quảng Ngãi
Cơ sở
KS. Lê Thị Quỳnh Trang
KS.Lê Thị Quỳnh Trang; KS. Nguyễn Thị Hải Vâng; CN. Bùi Ngọc Trúc; CN. Nguyễn Vĩnh Linh; CN. Nguyễn Thị Thanh Bình; CN. Nguyễn Dương Phương Thủy; CN. Võ Tín Dũng; KS. Nguyễn Tấn Thọ; CN. Trương Hoàng Diệu Linh; Lê Thị Túy Hạnh
Chăn nuôi
01/09/2020
01/09/2022
Công việc 1: Xây dựng chuồng trại, mua sắm, chuẩn bị vật tư cần thiết:
a. Xây dựng chuồng trại
- Số lượng: 01 chuồng diện tích 36m2, ngăn làm 3 ô, mỗi ô có diện tích 12 m2 phục vụ cho 3 công thức lai.
- Phương án xây dựng: Xây mới phần chuồng có diện tích 36m2. Chuồng kết cấu bằng trụ bê tông cốt thép, xung quanh kéo lưới B40, mái lợp tôn fibroximang.
b. Mua sắm, chuẩn bị vật tư cần thiết:
Mua sắm vật tư, nguyên vật liệu phục vụ đề tài như: gà giống bố mẹ, máng ăn, máng uống, thức ăn…
Công việc 2: Tuyển chọn đàn gà giống bố mẹ
- Qui mô tuyển chọn: Tuyển chọn 84 con gà mái H’re, 42 gà mái kiến và 6 con gà trống kiến, 6 gà trống H’re, 6 gà trống nòi
- Đối tượng được tuyển chọn: Chọn con giống khoảng 19 - 20 tuần tuổi ( > 0.8kg), khoẻ mạnh, có ngoại hình, khối lượng đạt chuẩn của giống:
+ Đối với gà H’re: Mua từ đàn gà được nuôi tại Trại
+ Đối với gà Kiến, gà Nòi: Được mua tại các cơ sở có uy tín (hoặc các hộ dân), nguồn gốc rõ ràng, phẩm chất tốt, sạch bệnh.
Công việc 3: Chăm sóc nuôi dưỡng đàn bố mẹ:
- Gà bố mẹ được nuôi trên nền có đệm lót sinh học, chuồng đảm bảo thông thoáng tự nhiên
- Mỗi công thức lai bố trí vào một ô chuồng riêng biệt, gồm 42 mái và 7 trống cho một công thức lai
- Thức ăn chính là lúa, bắp, thức ăn chuyên dùng cho gà đẻ và các loại rau cỏ, chế độ cho ăn, cho uống, phù hợp với đặc điểm sinh học của giống; công tác vệ sinh, phòng bệnh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại được thực hiện theo quy trình của ngành chăn nuôi (Kỹ thuật nuôi dưỡng gà H’re sinh sản (phụ lục 1) và Kỹ thuật phòng trị bệnh cho gà H’re (phụ lục 3)
- Theo dõi tình hình sức khỏe hàng ngày và có biện pháp điều chỉnh, tác động kịp thời.
- Loại thải sau khi thực hiện xong việc đẻ trứng để ấp nở cho lần nuôi thí nghiệm thứ 3
Công việc 4: Bố trí thực nghiệm lai tạo giống gà H’re với gà kiến và gà nòi:
- Tiến hành thử nghiệm các công thức lai giữa gà H’re và gà kiến, gà nòi:
+ Thực nghiệm 1: gà trống H’re với gà mái kiến, tỷ lệ trống/ mái là 1/7, gồm 6 con trống H’re và 42 con mái kiến.
+ Thực nghiệm 2: gà trống nòi với gà mái H’re , tỷ lệ trống/ mái là 1/7, gồm 6 con trống nòi và 42 con mái H’re.
+ Thực nghiệm 3: gà trống Kiến với gà mái H’re, tỷ lệ trống/ mái là 1/7, gồm 6 con trống kiến và 42 con mái H’re.
Giữa các giống gà đảm bảo độ đồng đều về tuổi, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng... và thời gian bố trí thí nghiệm
Công việc 5: Ấp trứng và chọn gà con của các tổ hợp lai để nuôi thử nghiệm:
- Trứng đẻ ra từ lứa thứ 2 được phân loại, chọn những trứng có khối lượng trung bình (không quá to hoặc quá nhỏ), không dị dạng, bề mặt vỏ đều, nhẵn, không quá dày hay qúa mỏng đưa vào ấp bằng máy ấp trứng. Số lượng trứng đảm bảo ấp nở đồng loạt 150 con cho 3 tổ hợp lai (450 con cho ba lần thí nghiệm))
- Gà nở ra chọn gà con khoẻ mạnh, đảm bảo tiêu chuẩn gà con loại 1 để nuôi thử nghiệm.
Nội dung 2: Nuôi thử nghiệm đánh giá ngoại hình, khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của các tổ hợp lai: (thực hiện 3 lần, mỗi lần 50 con/công thức lai)
Công việc 1: Xây dựng chuồng trại, mua sắm, chuẩn bị vật tư cần thiết:
a. Xây dựng chuồng trại
- Chọn gà con 01 ngày tuổi, khỏe mạnh của các tổ hợp lai đem vào nuôi thí nghiệm. Mỗi lô có 50 gà con.
- Chọn gà kiến, nòi nuôi đối chứng, mỗi lô 50 con một ngày tuổi
- Đối với nghiệm thức đối chứng là gà H’re thuần, sử dụng gà H‘re được theo dõi ở Nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen gà H’re
Công việc 3: Chăm sóc nuôi dưỡng đàn thí nghiệm và đối chứng
- Gà được nuôi theo phương thức bán chăn thả, có chuồng trú ngụ sử dụng nền đệm lót sinh học, sân chơi giăng lưới mắt cáo.
- Thức ăn chính là lúa, bắp, rau xanh và bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp
- Thực hiện vacxin đầy đủ theo quy trình và định kì tẩy giun sán (2 tháng/lần)
- Việc nuôi dưỡng và chăm sóc được thực hiện theo quy trình: Kỹ thuật nuôi dưỡng gà thương phẩm (phụ lục 2)
Công việc 4: Đánh giá các chỉ tiêu ngoại hình, khả năng sinh trưởng, chất lượng thịt của các tổ hợp lai.
- Theo dõi đặc điểm ngoại hình, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của con lai thương phẩm và đối chứng từ lúc 1 ngày tuổi đến khi xuất bán
- Kết thúc mỗi lần thí nghiệm gửi mẫu đi phân tích chất lượng thịt
Nội dung 3: Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi phù hợp cho tổ hợp lai được chọn
- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà thịt thương phẩm
- Tổ chức họp hội đồng chuyên môn đánh giá
Tổ chức tập huấn, hội nghị đầu chuồng và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm gà H’re lai được chọn
Công việc 1: Tổ chức 01 hội nghị đầu chuồng và 01 lớp tập huấn kỹ thuật cho nông hộ:
* Hoạt động 1: Hội nghị đầu chuồng
- Số lượng, thời gian, thành phần tham gia:
+ Số lượng, thời gian: 01 hội thảo, 50 người/lần, 1 ngày/lần, tổ chức khi mô hình đã có kết quả.
+ Thành phần tham gia: các chủ trang trại/nông hộ; cán bộ nông nghiệp, các hội đoàn thể, các doanh nghiệp.
- Nội dung, địa điểm:
+ Tham quan thực tế tại hiện trường, giới thiệu về mô hình và chia sẻ kinh nghiệm, đánh giá và thảo luận.
+ Áp dụng phương thức “nông dân nói với nông dân”, cán bộ thực hiện đề tài đóng vai trò hỗ trợ, thúc đẩy.
* Hoạt động 2: Tập huấn chuyển giao cho nông hộ, trang trại có nguyện vọng phát triển chăn nuôi gà lai
- Qui mô, thời gian, địa điểm: 01 lớp, 50 người/lớp, 1 ngày/lớp, tổ chức tại
Trại thực nghiệm
- Thành phần, đối tượng tham gia: các nông hộ có nguyện vọng phát triển chăn nuôi gà lai
- Nội dung và phương pháp tiến hành:
+ Đào tạo lý thuyết, nông dân hỏi cán bộ giải đáp thêm
+ Nội dung: Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh trong chăn nuôi gà H’re lai lấy thịt
Công việc 2: Gởi hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm gà thịt H’re gà lai được chọn
* Yêu cầu về hồ sơ đăng ký:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- Mẫu nhãn hiệu (logo)
- Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu sản phẩm gà H’re lai được chọn
- Danh mục sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu và đặc trưng chất lượng của các sản phẩm mang nhãn hiệu
* Phương pháp tiến hành:
- Cơ quan chủ trì thực hiện dự án phối hợp với các đơn vị liên quan, tham vấn ý kiến chuyên gia để thiết kế mẫu nhãn hiệu sản phẩm và xây dựng dự thảo quy chế quản lý sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đảm bảo các yêu cầu theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ;
- Quy chế quản lý sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của sản phẩm gà H’re lai được chọn cần đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:
+ Tổ chức và cá nhân có quyền quản lý sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của sản phẩm gà H’re lai được chọn
+ Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của sản phẩm gà H’re lai được chọn
+ Các chỉ tiêu chất lượng đặc trưng và phương pháp xác định, đánh giá các sản phẩm gà H’re lai
+ Cách thức sử dụng nhãn hiệu và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu của sản phẩm gà H’re lai
+ Trách nhiệm, quyền lợi của người sử dụng và cơ quan quản lý nhãn hiệu sản phẩm gà H’re lai
- Cơ quan chủ trì thực hiện dự án phối hợp với các đơn vị liên quan, tham vấn ý kiến chuyên gia để thiết kế mẫu nhãn hiệu sản phẩm và xây dựng dự thảo quy chế quản lý sử dụng nhãn hiệu đảm bảo các yêu cầu theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ;
- Quy chế quản lý sử dụng nhãn hiệu của sản phẩm gà H’re lai được chọn cần đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:
+ Tổ chức và cá nhân có quyền quản lý sử dụng nhãn hiệu của sản phẩm gà H’re lai được chọn
+ Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu của sản phẩm gà H’re lai được chọn
+ Các chỉ tiêu chất lượng đặc trưng và phương pháp xác định, đánh giá các sản phẩm gà H’re lai
+ Cách thức sử dụng nhãn hiệu và phương pháp kiểm soát việc sử dụng
nhãn hiệu của sản phẩm gà H’re lai
+ Trách nhiệm, quyền lợi của người sử dụng và cơ quan quản lý nhãn hiệu sản phẩm gà H’re lai
- Sử dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài, bảng kết quả phân tích chất lượng thân thịt và giá trị dinh dưỡng của gà lai để hoàn chỉnh mô tả chất lượng đặc trưng và phương pháp đánh giá các sản phẩm mang nhãn hiệu;
- Lập hồ sơ và tờ khai theo mẫu quy định để nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) đề nghị cấp văn bằng nhãn hiệu
- Con giống gà F1 (♀ H’re x ♂ nòi, ♀ H’re x ♂ Kiến , ♀ Kiến x ♂ H’re ) 01 ngày tuổi (Khỏe mạnh, khối lượng trung bình của giống): 450 con
- Gà trưởng thành của tổ hợp lai được chọn (Trọng lượng 1,3 -1,5 kg, tỷ lệ sống 85%, chất lượng thịt thơm ngon (tỷ lệ thân thịt > 69,71%, tỷ lệ thịt đùi > 23,19 %, tỷ lệ thịt lườn > 16,69%, hàm lượng vật chất khô > 23,04%, protein thô > 20,09 %, lipid thô > 0,81 , khoảng tổng số > 1,09): 150 con
- Gà trưởng thành (2 tổ hợp lai còn lại Trọng lượng ≥ 1,1kg): 210 con
- Gà kiến, gà Nòi trưởng thành (gà đối chứng): 210 con
- Gà giống bố mẹ (hao hụt 10% Trọng lượng ≥ 1,2 kg, đẻ 4-5 lứa): 120 con
- Trứng (loại thải Vỏ trứng nhẵn, không quá mỏng): 4.500 quả
Gà trưởng thành của tổ hợp lai được chọn có trọng lượng cao hơn gà H’re, có chất lượng thân thịt và giá trị dinh dưỡng cao hơn gà ri
Dạng II: Sản phẩm khoa học (Tiêu chuẩn; Quy phạm;Quy trình công nghệ; Báo cáo phân tích; Tài liệu dự báo; Đề án, qui hoạch; Luận chứng kinh tế-kỹ thuật, Báo cáo nghiên cứu khả thi và các sản phẩm khác)
- Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà H’re lai: Quy trình chăn nuôi đầy đủ, dễ hiểu, có thể áp dụng trong chăn nuôi trong nông hộ và trang trại. Được hội đồng chuyên môn nghiệm thu
- Bảng chất lượng thân thịt và giá trị dinh dưỡng của gà lai, gà H’re
- Báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài
Hướng dẫn kỹ thuật phù hợp, dễ áp dụng. Báo cáo tổng kết có tính chính xác, khoa học.
Gà H're