
- Nghiên cứu và ứng dụng phương pháp enzyme vào cải tiến quy trình sản xuất nước mắm
- Điều tra đánh giá tác động của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản đến môi trường sinh thái và đề xuất các biện pháp quản lý
- Nghiên cứu sử dụng đá thải phát sinh trong quá trình khai thác mỏ than tại Quảng Ninh trong sản xuất gạch không nung
- Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dân số kế hoạch hóa gia đình tại tỉnh Hà Giang
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giải pháp canh tác giai đoạn cận thu hoạch đến thời gian bảo quản quả thanh long đỏ (LĐ1) ở các tỉnh phía Nam
- Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giám sát của Ủy ban kiểm tra các cấp tỉnh Quảng Bình
- Mô hình nuôi cá chẽm thương phẩm trong ao đất
- Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm công nghệ khai thác sa khoáng tại vùng biển nông ven bờ tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị
- Nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế xanh tại huyện đảo Bạch Long Vĩ theo định hướng phát triển của thành phố Hải Phòng
- Giải pháp phát triên dịch vụ Logistics tại tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020 tầm nhìn 2030



- Nhiệm vụ đang tiến hành
Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nhân giống trồng và sơ chế cây ba kích cà gai leo đạt tiêu chuẩn GACP-WHO tại tỉnh Bắc Giang
Bộ Công an
Bộ
Khoa học tự nhiên
01/11/2018
01/12/2021
* Nội Dung
- Nội dung 1: Chuyển giao và tiếp nhận làm chủ công nghệ nhân giống, trồng trọt và sơ chế dược liệu cà gai leo và ba kích
Chuyển giao và tiếp nhận quy trình công nghệ trồng 2 loại cây dược liệu ba kích và cà gai leo như sau:
– Quy trình 1: Kỹ thuật nhân giống ba kích.
– Quy trình 2: Kỹ thuật trồng ba kích.
– Quy trình 3: Kỹ thuật thu hái, sơ chế và bảo quản dược liệu ba kích.
– Quy trình 4: Kỹ thuật nhân giống cà gai leo.
– Quy trình 5: Kỹ thuật trồng cà gai leo.
– Quy trình 6: Kỹ thuật thu hái, sơ chế và bảo quản dược liệu cà gai leo.
- Nội dung 2: Điều tra khảo sát lựa chọn vùng sản xuất
– Khảo sát địa điểm triển khai dự án tại 2 huyện Sơn Động và Lục Nam.
– Tiến hành lấy mẫu đất, mẫu nước tưới tại diện tích đất dự kiến triển khai việc nhân giống, gây trồng, sản xuất 02 loài cây thuốc ba kích và cà gai leo. Trên cơ sở đó, xác định địa điểm xây dựng mô hình nhân giống, gây trồng, sản xuất 02 loài cây thuốc ứng yêu cầu ứng dụng quy trình sản xuất cây thuốc tốt đạt tiêu chuẩn GACP-WHO.
– Đất trồng phân tích 06 mẫu gồm 05 chỉ tiêu kim loại nặng và dư lượng thuốc BTVT.
– Nước phân tích 07 mẫu gồm 05 chỉ tiêu kim loại nặng và vi sinh vật.
- Nội dung 3: Xây dựng mô hình vườn giống gốc ba kích và cà gai leo
– Quy mô, địa điểm: Xây dựng mô hình vườn giống gốc ba kích và cà gai leo (mỗi loại 0,5ha), tại xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam.
– Tiêu chuẩn cây mẹ: Giống cây ba kích (Morinda officinalis How) và cây cà gai leo (Solanum hainanense Hance) đạt tiêu chuẩn giống gốc.
– Theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của cây.
4.Nội dung 4: Xây dựng mô hình vườn ươm giống ba kích và cà gai leo
– Địa điểm: Xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
– Quy mô, địa điểm: Xây dựng mô hình vườn ươm giống ba kích và cà gai leo diện tích 1.000m2. Vườn ươm tại xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam. Vườn ươm theo phương pháp bán kiên cố, có hệ thống lưới đen điều chỉnh ánh sáng, có hệ thống tưới phun.
– Tiêu chuẩn cây giống: Cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn; số lượng cây giống xuất vườn: 150.000 cây hom.
– Theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của cây.
- Nội dung 5: Xây dựng mô hình
– Quy mô, địa điểm: Xây dựng mô hình trồng ba kích (Morinda officinalis How) với quy mô 25 ha tại các huyện Lục Nam và huyện Sơn Động. Trong đó:
+ Năm thứ nhất: 10 ha trồng cây 01 năm tuổi.
+ Năm tiếp theo: 15 ha trồng ba kích từ mô hình nhân giống đạt tiêu chuẩn GACP-WHO.
– Biện pháp kỹ thuật: Áp dụng theo quy trình kỹ thuật của Trung tâm Nghiên cứu trồng và Chế biến cây thuốc Hà Nội – Viện Dược liệu.
– Theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của cây.
- Nội dung 6: Xây dựng mô hình trồng cây cà gai leo
– Quy mô, địa điểm: Xây dựng mô hình trồng cây cà gai leo (Solanum hainanense Hance) cây giống từ mô hình nhân giống đạt tiêu chuẩn GACP-WHO, với quy mô 5ha, tại huyện Lục Nam và huyện Sơn Động. Năng suất dự kiến: 4-4,5 tấn/ha.
– Biện pháp kỹ thuật: Áp dụng theo quy trình kỹ thuật của Trung tâm Nghiên cứu trồng và Chế biến cây thuốc Hà Nội – Viện Dược liệu.
– Theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của cây.
- Nội dung 7: Xây dựng mô hình sơ chế dược liệu
– Quy mô, địa điểm: Xây dựng mô hình sơ chế các sản phẩm dược liệu (ba kích, cà gai leo). Máy 01 máy sấy dược liệu, công suất 1.500kg/ngày. Địa điểm tại xã Nghĩa Phương (Lục Nam).
- Nội dung 8: Đào tạo kỹ thuật viên, tập huấn và hội thảo khoa học
– Đào tạo 6 kỹ thuật viên về phương pháp trồng, chăm sóc, chế biến và bảo quản các sản phẩm của 02 loài dược liệu ba kích và cà gai leo.
– Tập huấn cho 150 lượt người dân về kỹ thuật nhân giống, trồng trọt, chế biến và bảo quản sản phẩm dược liệu ba kích và cà gai leo