liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,522,793
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

107.01-2018.32

2021-52-922/KQNC

Giải pháp mới kết hợp tương quan ảnh số (DIC) và phần tử hữu hạn (FEM) để dự đoán lan truyền vết nứt trong chi tiết mối hàn

Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quốc gia

TS. Nguyễn Văn Thiên Ân, TS. Nguyễn Văn Triều, PGS.TS. Nguyễn Xuân Hùng, ThS. Hồ Ngọc Thế Quang, Kỹ sư. Tạ Minh Bảo

Kỹ thuật cơ khí nói chung

01/12/2018

01/12/2020

2021

Đà Nẵng

5 Tr. + phụ lục

Mục tiêu của nội dung này là phát triển một hệ thống quang học để thực hiện các phép đo trong phạm vi biến dạng nhỏ của vật liệu hàn. Ngoài ra, các vật liệu hàn không chì được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm không chỉ các vật liệu hàn truyền thống mà còn là một vật liệu hàn mới InnoLot đã và đang được sử dụng trong ngành công nghiệp ôtô. Các vật liệu hàn được sử dụng để chế tạo thành chi tiết thí nghiệm với dạng khối, liên kết hàn và các dạng mẫu đặc biệt (mẫu có vết nứt sẵn và CT), và sau đó chúng được thử nghiệm với hệ thống DIC ở các điều kiện kiểm tra khác nhau (nhiệt độ, tốc độ kéo). Kết quả trường biến dạng đo được từ kỹ thuật DIC cho phép xác định các thông số vật liệu của vật liệu hàn với độ chính xác cao. Ngoài ra dự án này còn nghiên cứu ứng xử của vết nứt gãy của vật liệu hàn. Ứng dụng phương pháp số (phần tử hữu hạn) để nghiên cứu sự lan truyền vết nứt do mỏi của mối hàn giữa các hạt, và phá hủy của mối hàn trong khối công suất. Một phương pháp số sẽ được đề xuất để tái tạo vết nứt do mỏi giữa các hạt ở vùng trọng yếu của mối hàn. Một mô hình phần tử hữu hạn FEM thông qua mô hình cấu trúc tế vi 3D sẽ được xây dựng cho một khối công suất thực tế để mô phỏng sự biến dạng của cấu kiện. Các đặc tính của mô hình vùng kết dính sau đó được sử dụng để mô tả quá trình nứt gãy của mối hàn dưới tải trọng mỏi.

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

19183