• Kết quả thực hiện nhiệm vụ

103.06-2011.03

Chế tạo và nghiên cứu hiệu ứng của chiều dầy lớp vỏ hợp kim trong cấu trúc đa lớp tới tính chất quang của nano tinh thể chấm lượng tử (là đơn chất hoặc hợp kim) nhằm ứng dụng trong quang tử nano

Viện Khoa Học Vật Liệu

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Quốc gia

PGS.TS. Phạm Thu Nga

TS. Vũ Đức Chính, TSKH. Vũ Thị Hồng Hạnh, ThS. Nguyễn Ngọc Hải, GS.TS. Đào Trần Cao, ThS. Nguyễn Hải Yến

Vật liệu kim loại

06/2012

06/2014

2014

Hà Nội

100 tr.

Nghiên cứu chế tạo các hạt chấm lượng tử đơn chất và hợp kim trên cơ sở CdSe và hợp kim của Cd, Zn, Se với các tỷ phần của ba chất thành phần thay đổi. Chế tạo các chất lượng tử với cấu trúc vỏ là hợp kim của các thành phần khác nhau nhằm tạo ra sự thay đổi mềm trong chiết suất, ứng suất và hằng số mạng giữa các lớp lõi và các lớp vỏ. Nghiên cứu chế tạo các cấu trúc lõi/vỏ dầy, đa lớp nhiều thành phần, ví dụ như: CdSe/CdSe0,8S0,2/CdSe0,5S0,5/CdS/Cd0,8Zn0,2S/Cd0,5Zn0,5S/Zn0,5S/ZnS (3-5ML), v.v… bằng phương pháp SILAR. Nghiên cứu và hoàng thiện phương pháp này; Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và pha tinh thể hình thành của các loại chấm lượng tử chế tạo được, bằng các phương pháp nhiễu xạ tia X, HR-TEM, TEM và FE-SEM; Nghiên cứu các tính chất quang như phổ hấp thụ, phát xạ và huỳnh quang phân giải theo thời gian, thời gian sống, hiệu suất lượng tử của các mẫu chế tạo được. Nghiên cứu ở mức độ đơn chấm, hiện tượng nhấp nháy huỳnh quang, các hạt từ các mẫu đã chế tạo ra với chất lượng tốt; Thử nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực cảm biến (biosensors) và vào lĩnh vực nanophotonic

Hợp kim; Cấu trúc đa lớp; Nano tinh thể; Nano; Chế tạo; Hiệu ứng; Lớp vỏ hợp kim

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

10675