
- Hoàn thiện thiết kế công nghệ chế tạo và lắp ráp dòng xe mini buýt thông dụng 6-8 chỗ ngồi mang nhãn hiệu Việt Nam - Thí nghiệm về phanh của ô tô
- Tính chất quang điện tử của vật liệu đơn lớp silicene và ứng dụng kết quả nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy nghiên cứu Vật lý tại Trường Đại học Phạm Văn Đồng
- Nghiên cứu cấu trúc địa chất vùng biển nước sâu (trên 200m nước) Nam Việt Nam làm cơ sở khoa học để tìm kiếm tài nguyên khoáng sản liên quan
- Xác định chế độ luân canh hợp lý cho vùng xả lũ hạ lưu sông Đà
- Một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện công tác quản lý đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trong đăng ký doanh nghiệp
- Nghiên cứu các giải pháp phòng chống và khắc phục hậu quả cháy rừng cho vùng U Minh và Tây Nguyên - Tập đoàn cây chịu lửa ở U Minh và Tây Nguyên
- Nghiên cứu kỹ thuật phục hồi nuôi dưỡng rừng tự nhiên lá rộng thường xanh vùng bắc Tây Nguyên
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nguồn nhân lực quản lý an toàn thực phẩm ngành công thương các tỉnh phía Bắc
- Nghiên cứu phân loại ve sầu (Hemiptera: Cicadidae) miền Bắc Việt Nam
- Đáng giá tác động của điều liện lao động đến sức khỏe và cơ cấu bệnh tật của thuyền viên làm việc trên tàu viễn dương Việt Nam



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTNH-CS.001/22
Công tác thẩm định dự thảo kết luận thanh tra trong lĩnh vực ngân hàng – Thực trạng và giải pháp
Viện Chiến Lược Ngân Hàng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Cơ sở
ThS. Nguyễn Thị Kim Thành
;
Kinh tế và kinh doanh
01/11/2022
01/11/2023
2023
Hà Nội
Nhằm mục tiêu đánh giá quy định pháp luật, thực trạng triển khai công tác thẩm định dự thảo kết luận thanh tra (DTKLTT) chuyên ngành và đưa ra các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện công tác thẩm định DTKLTT chuyên ngành, đề tài ĐTNH-CS.001/22 đã triển khai các nội dung nghiên cứu cụ thể sau:
Chương 1 đã đưa ra một số lý luận về thẩm định DTKLTT bao gồm khái niệm, các đối tượng liên quan và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thẩm định DTKLTT. Đồng thời, đề tài cũng đã rà soát các quy định pháp luật về thẩm định DTKLTT, so sánh giữa Luật Thanh tra năm 2010 và năm 2022. Với những vấn đề trên, đề tài đã đặt ra sự cần thiết phải có cơ sở pháp lý quy định cụ thể về công tác thẩm định DTKLTT như: quy trình, tính pháp lý của văn bản thẩm định DTKLTT, trách nhiệm của người thẩm định DTKLTT… để thực hiện nhất quán trong toàn ngành và trong tất cả các lĩnh vực.
Chương 2 đã đưa ra thực trạng thẩm định DTKLTT chuyên ngành tại NHNN và đánh giá năng lực thực hiện và tính hiệu lực, hiệu quả của thẩm định DTKLTT chuyên ngành tại NHNN. Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra các khó khăn, vướng mắc hiện nay trong công tác thẩm định DTKLTT trên các khía cạnh: (i) về tài liệu thẩm định, (ii) về phương pháp và nguyên tắc thẩm định DTKLTT, (iii) kết quả thẩm định và việc xử lý kết quả thẩm định, (iv) về giá trị pháp lý của Báo cáo kết quả thẩm định và (v) về thời gian tiến hành thẩm định. Đề tài cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm triển khai công tác thẩm định DTKLTT của Thanh tra Chính phủ, thanh tra các Bộ, ngành và thanh tra tỉnh Điện Biên, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm.
Chương 3 đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định DTKLTT chuyên ngành trong lĩnh vực ngân hàng như: (i) hoàn thiện về hành lang pháp lý; (ii) nâng cao nhận thức về thẩm định DTKLTT; (iii) nâng cao công tác đào tạo, tập huấn về thẩm định DTKLTT và (iv) hoàn thiện công tác phối hợp và chia sẻ thông tin.
thẩm định;dự thảo kết luận; thanh tra
NHNN-2024-001