Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và giải pháp

Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh

Tỉnh/ Thành phố

ThS. Nguyễn Thị Lê Uyên

CN. Nguyễn Thái Đặng Hồng Ân; CN. Võ Thị Ngọc Dung; ThS. Nguyễn Thị Hà; CN. Nguyễn Thị Hà; TS. Nguyễn Thị Hoài Hương; CN. Nguyễn Hải Loan; CN. Hồ Thị Luấn; ThS. Phạm Hoàng Phúc; CN. Nguyễn Nguyên Phương; CN. Nguyễn Thị Thanh Tâm; TS. Trần Văn Thận; ThS. Nguyễn Thị Nhã Trúc; CN. Nguyễn Tôn Thị Tường Vân

Xã hội học chuyên đề; Khoa học về giới và phụ nữ; Các vấn đề xã hội Nghiên cứu gia đình và xã hội; Công tác xã hội

2018

TP. Hồ Chí Minh

194 tr. + phụ lục

An toàn thực phẩm là chủ đề quen thuộc, được toàn thế giới quan tâm nghiên cứu, do đó số lượng công trình khá nhiều. Các công trình được tiếp cận dưới góc độ y học, kĩ thuật công nghệ, kinh tế học và xã hội học. Đặc biệt, có rất nhiều khảo sát nghiên cứu về hành vi tiêu dùng thực phẩm của người dân dưới góc độ kinh tế học, nhằm mục tiêu phục vụ cho một chiến lược kinh doanh hoặc phản ánh thực trạng, cung cấp bằng chứng về thói quen ăn uống của dân cư trên một địa bàn cụ thể nào đó. Đánh giá thực trạng đảm bảo an toàn thực phẩm tại TPHCM hiện nay; phân tích hành vi về an toàn thực phẩm của người sản xuất, người phân phối và người tiêu dùng. Từ đó, xây dựng nhóm giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo mọi người dân tại TPHCM được tiếp cận thực phẩm an toàn. Đánh giá thực trạng công tác quản lý về an toàn thực phẩm ở các yếu tố: văn bản pháp lý, hệ thống tổ chức thực hiện, đội ngũ cán bộ, sự tham gia của các tổ chức xã hội, tổ chức truyền thông. Từ đó, tìm hiểu thuận lợi và khó khăn trong việc phối hợp liên ngành, sự phân cấp quản lý đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; Đánh giá hành vi sản xuất, phân phối và tiêu dùng thực phẩm an toàn ở TPHCM hiện nay. Xác định các yếu tố tác động đến hành vi sản xuất, hành vi phân phối và hành vi tiêu dùng thực phẩm an toàn. Từ đó, đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành của người sản xuất, người phân phối và người tiêu dùng đảm bảo an toàn thực phẩm; Đề xuất các nhóm giải pháp thực tiễn nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, hướng tới mục tiêu đảm bảo mọi người tiêu dùng tại TPHCM được tiếp cận thực phẩm an toàn.

An toàn thực phẩm; Hành vi; Người sản xuất; Người phân phối; Người tiêu dùng

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

HCM-0207-2018