Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,265,220
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTNH.008/21

Đánh giá hiệu lực thực thi chính sách an toàn hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bộ

TS. Phan Hữu Việt

CN. Lê Hồng Quân, ThS. Nguyễn Quang Hải, ThS. Trần Thị Hòa, ThS. Nguyễn Hải Ninh, ThS. Phạm Hoàng Hà, TS. Trần Thị Minh Trang, CN. Đặng Thị Thảo, CN. Ngô Thị Lan Anh, CN. Nguyễn Đức Anh.

Kinh doanh và quản lý

01/06/2021

01/01/2023

2022

Hà Nội

Nhằm mục tiêu đánh giá hiệu lực thực thi chính sách an toàn hoạt động ngân hàng đối với các ngân hàng thương mại (NHTM), trên cơ sở đó, đưa ra kiến nghị, đề xuất các giải pháp và lộ trình nâng cao hiệu quả thực thi chính sách an toàn hoạt động ngân hàng trong thời gian tới, đề tài ĐTNH.008/21 đã triển khai các nội dung nghiên cứu cụ thể như sau:
Chương 1 nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách an toàn hoạt động ngân hàng, gồm: (i) Các vấn đề cơ bản về chính sách an toàn hoạt động ngân hàng; (ii) Kinh nghiệm quốc tế về thực thi chính sách an toàn hoạt động ngân hàng, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, rút ra một số bài học cho Việt Nam về các vấn đề như: thiết lập khung khổ thể chế; nhận diện và đánh giá, cảnh báo sớm rủi ro; lựa chọn bộ công cụ chính sách an toàn hoạt động ngân hàng; đảm bảo nguồn nhân lực có khả năng phân tích, đánh giá rủi ro của NHTM; Thiết lập nguồn cơ sở dữ liệu đảm bảo chất lượng và một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đáp ứng yêu cầu của việc thực thi khuôn khổ chính sách an toàn hoạt động ngân hàng; Thiết lập hệ thống các công cụ giám sát an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp…
Chương 2 đánh giá thực trạng thực thi chính sách an toàn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, bao gồm các vấn đề về thực trạng hoạt động của hệ thống các TCTD giai đoạn 2016-2021; khái quát về điều hành chính sách an toàn hoạt động ngân hàng, qua đó nhóm nghiên cứu rút ra một số vấn đề trong thực thi chính sách an toàn hoạt động ngân hàng của NHNN. Chương 3 đánh giá định lượng hiệu lực thực thi chính sách an toàn hoạt động ngân hàng thông qua dữ liệu theo quý của 38 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020 nhằm kiểm tra mối liên hệ giữa các công cụ chính sách an toàn hoạt động ngân hàng đối với 02 chỉ tiêu: (i) Mức độ an toàn, lành mạnh (ngược chiều với mức độ rủi ro) của từng TCTD (đo lường bằng chỉ tiêu xếp hạng); (ii) Hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời của từng TCTD (đo lường bằng chỉ tiêu lợi nhuận thuần sau thuế). Đánh giá này nhằm mục tiêu hỗ trợ việc lựa chọn các công cụ chính sách an toàn hoạt động ngân hàng hiệu quả, lựa chọn các chỉ tiêu giám sát giúp cảnh báo sớm rủi ro của TCTD.
Chương 4, trên cơ sở bối cảnh kinh tế, tài chính trong nước và quốc tế, quan điểm và định hướng chỉ đạo về cơ cấu lại, phát triển và an toàn của hệ thống các TCTD cũng như kết quả phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách an toàn hoạt động ngân hàng, nhóm nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị chính sách đối với Ngân hàng Nhà nước, đối với Chính phủ và các bộ/ngành có liên quan nhằm nâng cao hiệu lực thực thi chính sách an toàn hoạt động ngân hàng./.
 

Hà Nội

NHN-2023-008