liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,201,536
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

16/2023/TTUD-KQĐT-3

Đánh giá quá trình can thiệp sớm trong 2 năm đầu đời cho trẻ có nguy cơ cao rối loạn tâm vận động tại tỉnh Khánh Hòa

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa

UBND Tỉnh Khánh Hòa

Tỉnh/ Thành phố

Phan Hữu Chính

- ThS.BS. Trần Lan Anh - CN. Nguyễn Hùng Rin - ThS. Nguyễn Thị Huyền Trang - ThS. Đào Thị Bích Hiền - ThS. Trần Thị Mỹ Tuyết - ThS. Phạm Thị Thu Thủy - BSCKI. Biện Thị Thùy Dung

Khoa học y, dược

01/11/2019

01/04/2023

2023

Nha Trang, Khánh Hòa

Đặc điểm lâm sàng và đặc điểm bệnh lý của nhóm trẻ có nguy cơ cao rối loạn phát triển tâm vận động:
Các trẻ sống tại các huyện 60,5%; tỷ lệ nam/ nữ là 1,03/1,0; sinh non < 37 tuần 63,7%, trẻ nhẹ cân so với tuổi thai 13,7%, lớn cân so với tuổi thai là 10,5%. Tỷ lệ yếu tố nguy cơ cao bao gồm: sinh non ≤ 33 tuần 48,3%, CNLS ≤1500 gram 25,0%, sinh ngạt 12,1%, bất thường não qua chẩn đoán hình ảnh não 8,9%, thở máy kéo dài 6,5%, nhiễm trùng bào thai 5,6%, viêm màng não mủ 4%, hạ đường huyết kéo dài 2,4%, đa dị tật 2,4%, bất thường nhiễm sắc thể 1,6%, vàng da nặng 0,8%, tật đầu nhỏ 0,8%. Bệnh lý nhiễm trùng sơ sinh 85,5%, nhiễm trùng bệnh viện 41,1%, vàng da 66,1%, suy hô hấp 59,7%. Tật tim nhiều nhất là còn ống động mạch 18,5%.
Kết quả thính giác 100% bình thường, tỷ lệ ROP 12,9%, tỷ lệ bất thường vận động nhãn cầu là 4%.
Kết quả can thiệp rối loạn phát triển tâm vận động của trẻ đến 2 tuổi:
Tỷ lệ phát hiện và chẩn đoán các rối loạn tâm vận động của trẻ: Chậm phát triển về cá nhân và xã hội là 52,4%, vận động tinh tế-thích ứng là 46%, ngôn ngữ 61,2%, vận động thô 83,9%; rối loạn của trẻ phát hiện được rất sớm là vận động thô, các lĩnh vực khác phát hiện rõ hơn khi trẻ 6 tháng tuổi. Tỷ lệ trẻ chậm phát triển ở 24 tháng tuổi ở các lĩnh vực là: ngôn ngữ 29,8%, vận động tinh tế thích ứng 16,9%, vận động thô 16,1%, và cá nhân xã hội 15,3%. Sau theo dõi và can thiệp đến 24 tháng tuổi chỉnh kết quả trẻ phát triển bình thường 67,7%, nghi ngờ 12,1%, chậm phát triển là 20,2%. Yếu tố liên quan đến rối loạn phát triển tâm vận động của trẻ ở 2 tuổi Các yếu tố làm tăng thêm nguy cơ chậm và nghi ngờ chậm phát triển tâm vận động của trẻ ở 2 tuổi là nhẹ cân so với tuổi thai; hồi sức phòng sinh có bóp bóng, đặt nội khí quản, ép tim; và bất thường não qua chẩn đoán hình ảnh. Qui trình và mạng lƣới: Qua thực hiện nghiên cứu đề tài đã xây dựng được qui trình và mạng lưới can thiệp sớm trong 2 năm đầu đời cho trẻ có nguy cơ cao rối loạn tâm vận động.
 

Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ Khánh Hòa

ĐKKQ/351