
- Sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học từ vi khuẩn Pseudomonas sp và Azospirillum sp phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây dưa lưới (Cucummis melo L)
- Chọn lọc phục tráng giống nếp cổ thầu dầu theo kinh nghiệm dân gian kết hợp với khảo nghiệm tại đồng ruộng tại xã Úc Kỳ huyện Phú Bình tỉnh Thái nguyên
- Vấn đề tôn giáo của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận Bình Thuận-Thực trạng và giải pháp
- Nghiên cứu các giải pháp tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường vùng Tây Nguyên trong tình hình mới
- Nghiên cứu công nghệ xử lý vàng Trà Dương
- Bản đồ thổ nhưỡng 2 huyện Nhà Bè-Cần Giờ
- Nghiên cứu các biện pháp chiến lược nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh thực phẩm (Quyển 2)
- Chế biến bắp non chế biến thử nghiệm lô hội nước ép lô hội
- Sự hình thành các kênh thông tin về hoạt động kiểm toán Nhà nước và xử lý thông tin phục vụ lãnh đạo kiểm toán Nhà nước
- Những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề sở hữu trong CNXH và ý nghĩa của những quan điểm đó đối với quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
2019-32/KQNC
Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa tại chỗ qua du lịch tại Lâm Đồng
Viện Khoa học Môi trường và Xã hội
Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam
Cơ sở
ThS. Nguyễn Trung Thành
PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyên Hồng, TS. Nguyễn Văn Lưu, TS. Vũ Hùng Phương, ThS. Nguyễn Tấn Châu, CN. Nguyễn Khắc Hoàng, CN. Vũ Thành Công, CN. Nguyễn Thị Thu Hiền, ThS. Nguyễn Thị Lệ Hường, CN. Nguyễn Thị Lê Na, ThS. Nguyễn Đình Phúc, ThS. Hoàng Thị Hường, ThS. Đào Thị Cấm, CN. Bùi Thị Hơn, CN. Lê Thị Nhung
Địa lý kinh tế và xã hội khác
01/10/2017
01/03/2019
2019
Đà Lạt
728
Với mục tiêu đưa ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Lâm Đồng, xuất khẩu hàng hóa tại chỗ qua du lịch cũng là một nhiệm vụ trọng tâm góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và giải quyết các vấn đề xã hội. Thời gian qua, ngành Du lịch tỉnh nói chung và xuất khẩu hàng hóa tại chỗ qua du lịch nói riêng đã được quan tâm và đạt được kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, phát triển du lịch nói chung và xuất khẩu hàng hoát tại chỗ qua du lịch nói riêng chưa thực sự phát huy được thế mạnh, tiềm năng của tỉnh: Cơ sở lưu trú có quy mô nhỏ và thiếu sự chuyên nghiệp; Các sản phẩm dịch vụ du lịch trong các năm qua chưa có gì thay đổi lớn nên không kích thích được nhu cầu vui chơi giải trí của khách du lịch; Sản phẩm hàng hóa mang tính đại trà, chưa đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của khách du lịch. Việc khai thác, kết nối các mô hình du lịch nông nghiệp với các khu điểm du lịch của tỉnh để hình thành các tuyến, tour du lịch phục vụ du khách chưa nhiều, còn nhiều hạn chế; Nguồn nhân lực du lịch thiếu đội ngũ lao động có trình độ ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ chuyên nghiệp; Thực hiện chính sách đôi khi chưa đồng bộ, sự phối hợp giữa các sở ngành còn chưa chặt chẽ.
Để khắc phục những hạn chế, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, tăng doanh thu, thúc đẩy các ngành sản xuất, kinh doanh phát triển, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Chính vì vây, đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa tại chỗ qua du lịch tại Lâm Đồng” đã được UBND tỉnh thống nhất, phê duyệt giao cho Viện Khoa học Môi trường và Xã hội thực hiện, nhằm: Làm rõ được cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hóa tại chỗ qua du lịch; Đánh giá được các điều kiện, tiềm năng và thực trạng của việc xuất khẩu hàng hóa tại chỗ qua du lịch tại Lâm Đồng; Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hóa tại chỗ qua du lịch tại Lâm Đồng; Đề xuất được mô hình mẫu tổ chức hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa tại chỗ qua du lịch hiệu quả.
Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ Lâm Đồng
LDG-2019-032