
- Nghiên cứu về UML (ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất) để phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lýT2Một số case - study sử dụng UML
- Tự động hóa các quá trình công nghệ sản xuất các sản phẩm nhóm silicat (xi măng) sành sứ thủy tinh sử dụng nguồn khí mỏ
- Sửa đổi mở rộng phạm vi bảo hộ và hỗ trợ hoàn thiện hệ thống quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột
- Nghiên cứu lựa chọn qui trình công nghệ thiết kế chế tạo một số thiết bị nhiệt lạnh sử dụng nguồn năng lượng rẻ tiền tại địa phương để phục vụ sản xuất và đời sống - Quy trình công nghệ chế tạo lò hơi công suất nhỏ đốt than cám trấu hoặc mùn cưa
- Nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn triển khai mô hình quản lý năng lượng trong các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm Việt Nam
- Nghiên cứu chế biến các sản phẩm ăn liền nghêu chả giò há cảo trong điều kiện chân không
- Sự chuyển đổi sóng khối mặt và khả năng ứng dụng
- Trồng thử nghiệm giống tràm 5 gân chiết xuất tinh dầu
- Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật quản lý một số sâu bệnh hại chính giai đoạn ra hoa đậu trái và nâng cao hiệu quả kinh tế vườn điều ở huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai
- Chế tạo cảm biến sinh học glucose thế hệ mới không sử dụng enzyme trên nền vật liệu lỗ xốp đa tầng kim loại Au Cu Ni



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTNH-CS.002/22
Dấu hiệu nhận biết giao dịch đáng ngờ liên quan đến tài trợ khủng bố (TTKB) qua hệ thống ngân hàng: Thực trạng và giải pháp cho Việt Nam
Viện Chiến Lược Ngân Hàng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Cơ sở
ThS. Nguyễn Thị Minh Thơ
;
Kinh tế và kinh doanh
01/11/2022
01/11/2023
2024
Hà Nội
Nhằm mục tiêu nghiên cứu, xây dựng danh sách các dấu hiệu nhận biết tài trợ khủng bố (TTKB) qua hệ thống ngân hàng phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam, đề tài ĐTNH-CS.002/22 đã triển khai các nội dung nghiên cứu cụ thể sau:
Chương 1 đã hệ thống lý thuyết về TTKB, quy trình TTKB và tác hại của TTKB. Đề tài cũng đã sơ lược các chuẩn mực quốc tế cũng như quy định của pháp luật Việt Nam về chống TTKB. Theo đó, các tổ chức quốc tế đã xây dựng các quy định chung về chống TTKB, điển hình là Công ước của Liên Hợp Quốc về chống TTKB năm 1999 và Bộ các Khuyến nghị về phòng, chống rửa tiền, chống TTKB, chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt của Lực lượng đặc nhiệm tài chính. Việt Nam cũng đã ban hành Luật Phòng, chống khủng bố số 28/2013/QH13 có hiệu lực thi hành từ 01/10/2013 và Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2023.
Chương 2 đã nghiên cứu kinh nghiệm trong công tác phòng, chống khủng bố, tài trợ khủng bố của các nước trên thế giới và đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đề tài cũng đã đánh giá về thực trạng phòng, chống khủng bố và TTKB tại Việt Nam, đặc biệt là công tác phòng, chống khủng bố, TTKB gắn với hoạt động ngân hàng, từ đó thống kê một số phương thức, kỹ thuật TTKB nổi bật như: (i) lính đánh thuê khủng bố nước ngoài, (ii) huy động tiền, tài sản TTKB thông qua mạng xã hội, (iii) các sản phẩm và dịch vụ thanh toán mới, (iv) lạm dụng mua bán tài nguyên thiên nhiên và (v) TTKB liên quan đến Covid 19.
Chương 3 đã thống kê dấu hiệu nhận biết đáng ngờ liên quan đến TTKB qua hoạt động ngân hàng như: (i) dấu hiệu TTKB liên quan đến hành vi khách hàng, (ii) dấu hiệu TTKB liên quan đến sản phẩm dịch vụ, (iii) dấu hiệu TTKB liên quan đến vị trí địa lý và (iv) dấu hiệu TTKB liên quan đến khách hàng là các tổ chức phi lợi nhuận. Trên cơ sở các dấu hiệu nêu trên, đề tài đã đưa ra một số giải pháp để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống khủng bố nói chung và TTKB nói riêng trong ngành Ngân hàng, bao gồm: (i) xây dựng Danh sách các dấu hiệu đáng ngờ liên quan đến TTKB tại từng đơn vị, (ii) tổ chức thực hiện nhận diện TTKB qua hoạt động ngân hàng và (iii) tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống khủng bố và TTKB qua hoạt động ngân hàng. Đề tài cũng có một số kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các đối tượng báo cáo thuộc quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
giao dịch; đáng ngờ; tài trợ khủng bố
NHNN-2024-002