liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Đề tài so sánh hiệu quả của 4 loại phân hữu cơ sinh học trên giống lúa OM 2514 trong vùng sản xuất lúa 3 vụ tại huyện Châu Phú vụ Thu đông 2010 và đông xuân 2010-2011

Trung tâm Khuyến nông An Giang

Sở Khoa học và Công nghệ

Cơ sở

KS. Ngô Thị Tiền Giang

ThS. Bùi Văn Đẳng, KS. Lương Hoàng Tuấn, KS. Trần Văn Hào

Cây lương thực và cây thực phẩm

01/07/2010

01/04/2011

2011

Trung tâm Khuyến nông An Giang

39

Ngày nay khoa học kỹ thuật và công nghiệp hiện đại phát triển nhanh chóng, máy móc, phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng với lượng lớn trong sản xuất nông nghiệp cùng với sự thâm canh tăng vụ đã đáp ứng được nhu cầu nâng cao sản lượng lúa cho thị trường. Thế nhưng những hậu quả mà nó để lại cũng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, đó là nạn ô nhiễm môi trường, đất đai bạc mùa, dịch bệnh phức tạp,… những vấn đề này đã làm cho khả năng phát triển lâu dài của nền nông nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn. Tại An Giang việc giảm chi phí sản xuất, nhưng năng suất và sản lượng lúa vẫn ổn định luôn là mối quan tâm hàng đầu của ngành nông nghiệp, để thực hiện được mục tiêu này các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giải pháp thực hiện như: IPM, thâm canh tổng hợp, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, mô hình ruộng lúa bờ hoa,… Tuy nhiên để duy trì năng suất ở vùng đất thâm canh tăng vụ, người nông dân cần đầu tư một lượng lớn phân bón và thuốc BVTV, dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng trong đất (Nguyễn Kim Chung, 2010). Do đó để duy trì độ phì nhiêu của đất và bảo vệ môi trường sinh thái hướng đến sản xuất lúa bền vững là một yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiện nay. Đề tài: “So sánh hiệu quả của 4 loại phân hữu cơ sinh học trên giống lúa OM 2514 trong vùng sản xuất lúa 3 vụ tại huyện Châu Phú vụ Thu Đông 2010 và Đông Xuân 2010 – 2011” được thực hiện với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại: (1) Nghiệm thức phân hữu cơ BPA kết hợp giảm 30% phân hóa học; (2) Nghiệm thức phân hữu cơ vi sinh Núi Tô 222 kết hợp giảm 50% N và P; (3) Nghiệm thức phân vi sinh Dasvila kết hợp giảm 50%N và P; (4) Nghiệm thức phân hữu cơ sinh học Vina Super Humat kết hợp giảm 30% phân hóa học và (5) Nghiệm thức đối chứng. Kết quả thí nghiệm cho thấy sử dụng phân hữu cơ BPA và phân hữu cơ vi sinh Núi Tô 222 cho năng suất từ 7,41 – 7,86 tấn/ha, đã tiết kiệm được 30% - 50% lượng phân bón hóa học NPK, mang lại lợi nhuận rất cao trên 28 triệu đồng/ha trong vụ Đông Xuân. Phân Vina Super Humat cho năng suất 5,4 tấn/ha vụ Thu Đông lợi nhuận 17 triệu đồng/ha, vụ Đông Xuân năng suất đạt 7,7 tấn/ha và lợi nhuận 27 triệu đồng/ha, nhưng chi phí đầu tư phân bón của vụ Đông Xuân quá cao nên không lợi nhuận mang lại không thuyết phục được bà con nông dân. Nghiệm thức phân vi sinh Dasvila ở vụ Đông Xuân 2010-2011 nưng suất rất thấp 7,11 tấn/ha, trong khi đó năng suất của đối chứng 7,52 tấn/ha đạt lợi nhuận 27.828.000đ/ha cao hơn nghiệm thức phân vi sinh Dasvila 610.250đ/ha.

phân hữu cơ sinh học, lúa OM 2514