
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống điều khiển tự động cho trạm phát điện chính tàu thủy
- Bảo tồn lưu giữ nguồn gen và giống thủy sản khu vực Nam Bộ
- Nghiên cứu công nghệ viễn thám trong việc giám sát môi trường sinh thái tại các khu vực khai thác mỏ lộ thiên
- Xác lập quyền quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể Bánh khọt Vũng Tàu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của đàn bò lai chất lượng cao Limousine nuôi trong nông họ tỉnh Vĩnh Phúc
- Xây dựng hệ thống dữ liệu cơ bản về năng lượng và kinh tế năng lượng (Phần 4: Thống kê số liệu về tình hình sản xuất chế biến cung ứng và sử dụng than của Việt Nam từ 1976-1991)
- Lối sống thanh niên Việt Nam
- Nghiên cứu đặc trưng thành phần loài và phân bố của thủy sinh vật chủ yếu là giáp xác trong các thủy vực hang động núi đá vôi ở Việt Nam
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn hoàn thiện các quy định kỹ thuật và yêu cầu quản lý an toàn đối với các loại kíp nổ điện
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh vật để sản xuất thức ăn bổ sung và nghiên cứu sản xuất các loại thức ăn mới cho gia súc gia cầm



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
Điều tra đánh giá nguồn tài nguyên dược liệu tỉnh Lâm Đồng và định hướng phát triển một số loài đặc hữu và có giá trị kinh tế cao
Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp.HCM
UBND Tỉnh Lâm Đồng
Tỉnh/ Thành phố
PGS.TS. Trần Công Luận
DS. Nguyễn Thị Hạnh Trang; DS. Đặng Minh Thông; ThS. Võ Duẩn; CN. Trương Quang Lực; CN. Văn Đức Thịnh; DS. Phan Văn Đệ;
2011
Lâm Đồng
Tuy nhiên, trải qua gần 30 năm khai thác và nhiều tác động khác đã làm cho nguồn cây thuốc cả nước và riêng ở tỉnh Lâm Đồng không còn nguyên vẹn như trước. Hơn nữa, do hoàn cảnh mới kết thúc chiến tranh, tình hình an ninh không ổn định, điều kiện đi lại còn nhiều khó khăn nên còn nhiều vùng rừng núi ở các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Di Linh, Đức Trọng… chưa thể tiến hành điều tra nghiên cứu.Trong điều kiện thuận lợi hiện nay, với những thông tin tư liệu mới cập nhật, trang thiết bị hiện đại, phương pháp đánh giá tiên tiến, khả năng hợp tác trong và ngoài nước mở rộng.. .tin tưởng rằng công tác điều tra sẽ thành công, phản ánh đúng thực trạng nguồn tài nguyên cây thuốc trong tỉnh, kịp thời bảo tồn và phát triển
những loài đặc hữu và có giá trị kinh tế cao.
Cho đến nay Thủ tướng Chính phủ cũng ra hai quyết định trong năm 2007 về phát triển công nghiệp dược. Đó là Quyết định số 43/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 phê duyệt đề án « Phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007 – 20015 và tầm nhìn đến năm 2020 », trong đó nêu rõ « Tập trung nghiên cứu và hiện đại hoá công nghệ chế biến, sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu ; quy hoạch, xây dựng các vùng nuôi trồng và chế biến dược liệu theo tiêu chuẩn GACP của WHO để đảm bảo đủ nguyên liệu cho sản xuất thuốc ; khai thác hợp lý dược liệu tự nhiên, bảo đảm lưu giữ tái sinh và phát triển nguồn gen dược liệu ; tăng cường đầu tư phát triển các cơ sở chiết xuất hoạt
chất tinh khiết từ dược liệu sản xuất trong nước và xuất khẩu ». Quyết định số 61/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 phê duyệt « Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020 », trong đó cũng nêu rõ mục tiêu «Nghiên cứu khai thác và sử dụng có hiệu quả các hoạt chất thiên nhiên chiết tách, tổng hợp hoặc bán tổng hợp được từ các nguồn dược liệu và tài nguyên thiên nhiên quý báu là thế mạnh của nước ta, phục vụ tốt công nghiệp bào chế một số loại thuốc đặc thù của Việt Nam, đáp ứng nhu cấu chữa bệnh và xuất khẩu »
Trên cơ sở đó việc đánh giá lại hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc, biên soạn cập nhật các cây thuốc của tỉnh để có định hướng cho nhu cầu khai thác sử dụng, khả năng trồng trọt phát triển nhằm bảo tồn tài nguyên, tạo nguồn nguyên dược liệu ổn định phục vụ cho nhu cầu sản xuất, điều trị phòng và chữa bệnh góp phần cải thiện nâng cao đời sống đồng bào khu vực tỉnh Lâm Đồng là công việc cần thiết và cấp bách.
dược liệu
VN-SKHCNLD
60/KQNC-LĐ