• Kết quả thực hiện nhiệm vụ

2024 -34 - NS-ĐKKQ

Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Hà Nội trong bối cảnh mới

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

UBND TP. Hà Nội

Tỉnh/ Thành phố

PGS.TS ĐOÀN XUÂN HẬU

TS. Trần Mạnh Linh, TS. Bùi Thị Thanh Huyền, TS, Nguyễn Thị Phương Linh, TS. Nguyễn Văn Hậu, TS. Nguyễn Bá Nhẫm, TS.Trần Thị Phương Hiền, ThS. Nguyễn Minh Toàn, TS. Phan Thành Hưng, TS. Phạm Thị Mỹ Linh, PGS.TS Đàm Văn Huệ, ThS. Nguyễn Quỳnh Trang, TS. Nguyễn Quỳnh Thơ, ThS. Trần Đức Dũng, ThS. Nguyễn Tiến Thành;

7/2022

9/2023 gia hạn đến 12/2023

2023

Hà Nội

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, giúp dịch chuyển và phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả và mang lại lợi ích cho các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển. Tại Việt Nam, trong 35 năm thực hiện Đổi mới, FDI là một trong những động lực đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế thông qua bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển, thúc đẩy xuất khẩu, đóng góp vào nguồn thu ngân sách, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và góp phần nâng cao trình độ công nghệ. Tuy nhiên, thời gian gần đây dòng vốn FDI toàn cầu nói chung và FDI vào Việt Nam nói riêng chịu tác động mạnh mẽ từ đại dịch Covid-19 và các biến động lớn của nền kinh tế thế giới. Chính phủ và các doanh nghiệp đều phải đưa ra những điều chỉnh về chính sách, chiến lược cho phù hợp với bối cảnh mới. Việc nghiên cứu, đánh giá về những tác động của bối cảnh mới đối với dòng vốn FDI và những điều chỉnh chiến lược của các doanh nghiệp FDI là hết sức cần thiết nhằm giúp đưa ra những hàm ý chính sách cho Việt Nam trong việc thu hút FDI một cách chọn lọc, hỗ trợ khôi phục nền kinh tế sau đại dịch và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam, là “trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng đồng bằng Sông Hồng và cả nước”. Trước bối cảnh nguồn vốn FDI có sự thay đổi, Hà Nội cũng cần phải có những đánh giá toàn diện về vai trò của nguồn vốn này đối với phát triển kinh tế xã hội của Thành phố thời gian qua. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp chiến lược thu hút FDI trong giai đoạn tới, góp phần đạt được mục tiêu đưa trở thành “Thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực”

Quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài với kết quả thu được có thể rút ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, thông qua tổng quan nghiên cứu về nguồn vốn FDI, bối cảnh mới tác động đến nguồn vốn FDI, đề tài đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận về thu hút FDI trong bối cảnh mới, cụ thể: Nội hàm thu hút FDI trong bối cảnh mới bao gồm các nội dung: (i) Thu hút FDI phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tăng cường sự tác động lan tỏa của dòng vốn FDI đến phát triển kinh tế của địa phương. (iii) Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp địa phương trong chuỗi giá trị và (iv) Nâng cao năng lực công nghệ sản xuất kinh doanh của địa phương. Để thu hút nguồn vốn FDI trong bối cảnh mới thì Thành phố Hà Nội cần chú ý đến các nhân tố từ phía địa phương như: Tiềm năng, lợi thế của địa phương (Vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực..); Sự liên kết với địa phương trong vùng; Chính sách phát triển kinh tế của địa phương; Sự phát triển của các doanh nghiệp địa phương.

Thứ hai, đánh giá thực trạng thu hút FDI của TP Hà Nội trong thời gian qua, đề tài rút ra được thành công trong thu hút là: quy mô thu hút vốn FDI vào Hà Nội liên tục tăng; khu vực FDI đóng góp vào tăng trưởng GRDP của Thành phố; khu vực FDI góp phần thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân trong nước; FDI góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô theo hướng dịch vụ và công nghiệp chất lượng cao; khu vực FDI đóng góp vào tạo việc làm mới của Thành phố và góp phần nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh đó còn những hạn chế như: mất cân đối trong cấu trúc dòng vốn FDI; tính hiệu quả (đứng trên góc độ địa phương tiếp nhận) của dòng vốn FDI chưa cao; hạn chế về công nghệ và vai trò chuyển giao công nghệ; dòng vốn FDI chưa tạo được sự lan tỏa đến các khu vực kinh tế khác của địa phương.

Thứ ba, trên cơ sở phân tích các nguyên nhân của hạn chế, phân tích bối cảnh của quốc tế, Việt Nam và Hà Nội trong thời gian tới, đề tài đã đề xuất 5 nhóm giải pháp để thu hút FDI vào TP Hà Nội trong thời gian tới, đó là: (i) Hoàn thiện thể chế liên quan đến đầu tư. (ii) Tạo dựng các điều kiện để thu hút FDI trong bối cảnh mới.

Phát triển kinh tế tư nhân và tăng cường liên kết với doanh nghiệp FDI trong chuỗi giá trị toàn cầu (iv) Tăng cường liên kết phát triển với các địa phương vùng ĐBSH và cả nước và (v) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Mặc dù đã đạt được mục tiêu nghiên cứu, nhưng đề tài vẫn còn gặp một số hạn chế, đó là: Không có số liệu thứ cấp để đánh giá về trình độ công nghệ cũng như tham gia chuỗi giá trị. Những nhận định từ lan tỏa công nghệ và tham gia chuỗi giá trị dựa trên phân tích kết quả khảo sát điều tra các DN FDI. Đây cũng là hướng mở ra nghiên cứu mới cho các thành viên của đề tài khi muốn nghiên cứu sâu hơn về tác động lan tỏa công nghệ cũng như tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các DN FDI trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng và cả Việt Nam nói chung.

thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)vào Hà Nội

2024 - 34/ĐKKQNV- SKHCN