- Xác định quy trình kỹ thuật sản xuất tinh bột khoai lang và chế biến miến tổng hợp qui mô hộ gia đình tại Tỉnh Thái Nguyên
- Xây dựng mô hình sản xuất thức ăn tự chế phục vụ chăn nuôi gia súc trong nông hộ
- Nghiên cứu giải pháp quản lý giá dịch vụ cảng biển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Công nghệ thông tin trong dạy và học toán ở Việt Nam và Pháp: vấn đề ngữ cảnh và việc sử dụng
- Điều tra đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường tại một số điểm du lịch vùng dân tộc và miền núi - Kỷ yếu dự án Môi trường
- Đánh giá tính thích nghi của cây dứa nhân giống vô tính MD2 tại huyện Tri Tôn An Giang
- Nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm Asen trong nguồn nước ăn uống sinh hoạt tới sức khoẻ bệnh tật của cộng đồng dân cư vùng Đồng bằng sông Hồng và biện pháp khắc phục
- nghiên cứu các biện pháp quản lý và kỹ thuật để giảm ồn trên các trục lộ giao thông ở Thành phố Hồ Chí Minh
- Khảo sát tuyển chọn giống và nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh cây mít táo (Artocarpus heterphyllus Lamk) tại tỉnh Đồng Nai
- Nghiên cứu áp dụng công nghệ viễn thám (RS) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong khí tượng thuỷ vanư
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
117/04/2023/ĐK-KQKHCN
Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với cà phê hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Viện Nghiên cứu Quy hoạch Nông nghiệp Nông thôn
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Tỉnh/ Thành phố
TS. Nguyễn Văn Toàn
TS. Nguyễn Văn Toàn (Chủ nhiệm); ThS. Bùi Thị Minh Tuyết (Thư ký); TS Nguyễn Hồng Sơn; TS Hoàng Công Mệnh; TS. Nguyễn Đình Long; TS Nguyễn Võ Linh; TS Hà Văn Định; TS Hoàng Tuấn Hiệp; TS. Hồ Kim Hương; TS. Nguyễn Hùng Cường
Khoa học tự nhiên
01/09/2019
01/07/2021
2022
Hà Nội
94
Mục tiêu tổng quát
Phát triển sản xuất cà phê, hồ tiêu đạt hiệu quả cao và bền vững trong điều kiện BĐKH, nâng cao thu nhập cho người dân, phù hợp với các mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đối với cà phê, hồ tiêu tỉnh Đắk Lắk.- Lựa chọn mô hình (cà phê, hồ tiêu) canh tác bền vững thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.
- Dự báo và đề xuất các giải pháp thích ứng của biến đổi khí hậu đối với sản xuất (cà phê, hồ tiêu) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu tổng quát
Phát triển sản xuất cà phê, hồ tiêu đạt hiệu quả cao và bền vững trong điều kiện BĐKH, nâng cao thu nhập cho người dân, phù hợp với các mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đối với cà phê, hồ tiêu tỉnh Đắk Lắk.- Lựa chọn mô hình (cà phê, hồ tiêu) canh tác bền vững thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.
- Dự báo và đề xuất các giải pháp thích ứng của biến đổi khí hậu đối với sản xuất (cà phê, hồ tiêu) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Kết quả thực hiện:
1. Hiện trạng cà phê, hồ tiêu
- Diện tích cà phê của tỉnh năm 2020 đạt 209.955 ha, sản lượng đạt 508.944 tấn (tốc độ tăng trưởng đạt 1,0%/năm về diện tích; đạt tốc độ tăng trưởng 2,5%/năm về sản lượng giai đoạn 2010 - 2020).
- Diện tích hồ tiêu của tỉnh năm 2020 đạt 33.064 ha, sản lượng đạt 76.956 tấn (tốc độ tăng trưởng đạt 19,6%/năm về diện tích; đạt tốc độ tăng trưởng 18,5%/năm về sản lượng giai đoạn 2010 - 2020).
2. Thiên tai và thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến sản xuất cà phê và hồ tiêu tỉnh Đắk Lắk
- Mưa trái mùa: Xu thế biến đổi của lượng mưa trái mùa:
+ Giai đoạn 1986 - 2020: hiện tượng mưa trái mùa ở hầu hết các khu vực đều có xu thế tăng, khu vực trạm Buôn Hồ, Buôn Ma Thuột có xu thế tăng không đáng kể (0,3 ngày/thập kỷ), khu vực trạm M’Đrăk tăng 1,7 ngày/thập kỷ.
+ Giai đoạn 2010-2020: hiện tượng mưa trái mùa ở các khu vực đều có xu thế tăng rất mạnh, mức độ tăng ở khu vực trạm Buôn Hồ và Buôn Ma Thuột từ 3,3-3,6 ngày/thập kỷ và tại trạm M’Đrăk tăng 15,7 ngày/thập kỷ.
Mưa trái mùa làm cho quá trình ra hoa đậu trái của cây cà phê không được thuận lợi và năng suất giảm đi đáng kể.
- Mưa lớn: Rngày ≥ 100mm
+ Tại M’Đrắk: trong giai đoạn 1986-2020, trung bình hàng năm có 2,84 ngày có lượng mưa ngày trên 100mm và giai đoạn 2010-2020 số ngày có lượng mưa trên 100mm tăng lên 3,5 ngày/năm.
+ Tại Buôn Ma Thuột: Trung bình giai đoạn 1986-2020 có 0,72 ngày/năm có lượng mưa lớn hơn 100mm và trung bình trong giai đoạn 2010-2020 có 0,22 ngày/năm.
+ Tại Buôn Hồ: Trung bình giai đoạn 1986-2020 có 0,56 ngày/năm có lượng mưa lớn hơn 100mm và trung bình trong giai đoạn 2010-2020 có 0,38 ngày/năm.
Mưa lớn làm cho rụng quả cà phê, mưa lớn đúng vào đợt cây hồ tiêu ra hoa ảnh hưởng đến việc phân hóa mầm hoa, gây ngập úng hồ tiêu, cà phê. Ngoài ra mưa lớn còn làm cho tình trạng xói mòn đất trồng cà phê, hồ tiêu ngày càng nghiêm trọng.
- Hạn hán:
+ Tại M’Đrắk: từ năm 1986 - 2010 (25 năm), có 7 năm xuất hiện 1-2 tháng bị hạn (20% số năm) và có 10-15 năm bị hạn từ 2-3 tháng. Từ năm 2010 - 2020 (10 năm) trung bình mỗi năm 3-4 tháng hạn.
+ Tại Buôn Ma Thuột: trong 25 năm (1986-2010) thì chỉ có 3 năm hạn hán kéo dài đến 2 tháng, số năm bị hạn 4 tháng cao nhất (5 năm, 37%), 2 năm bị hạn 5 tháng. Trong 10 năm gần đây (2010 - 2020) thì thời gian hạn chủ yếu khoảng 4-5 tháng.
+ Tại Buôn Hồ: Trong 35 năm, thời gian hạn kéo dài khoảng 5 tháng (43% số năm) và chỉ có 3 năm có 6 tháng bị hạn.
3. Kết quả thực hiện mô hình
- Về hiệu quả kinh tế của mô hình: (1) mô hình đối chứng trồng hồ tiêu xen với cà phê vối có hiệu quả kinh tế gấp 1,3 lần so với mô hình trồng hồ tiêu thuần; (2) hiệu quả kinh tế của mô hình trồng sầu riêng xen với cà phê vối (thực hiện các biện pháp kỹ thuật thích ứng với biến đối khí hậu) gấp 1,28 lần so với mô hình đối chứng (các giải pháp kỹ thuật phổ biến trong dân); (3) hiệu quả kinh tế của mô hình đối chứng trồng bơ xen với cà phê vối: niên vụ 2020 - 2021 lợi nhuận 1 ha bơ xen với cà phê vối gấp 1,8 lần so với hiệu quả kinh tế 1 ha cà phê thuần
- Về độ ẩm: Các mô hình trồng xen có độ ẩm cao hơn so với mô hình trồng thuần.
- Về sâu bệnh hại: Các mô hình trồng xen thì tỷ lệ sâu bệnh hại thấp hơn so với mô hình trồng thuần.
4. Dự báo biến đổi khí hậu theo các kịch bản đến năm 2030, 2050
4.1. Kịch bản BĐKH PCR4.5
- Đến năm 2025-2030 có 10.886 ha bị hạn. Diện tích bị hạn nặng trên toàn tỉnh là 12.471 ha. Hạn vừa xảy ra trên 5 huyện (M’Đrắk, Lắk, Krông Pắc, Krông Bông và Ea Kar) với tổng diện tích hạn là 133 ha. Diện tích hạn nhẹ xảy ra tại M’Đrắk, Krông Bông và Ea Kar với tổng diện tích là 651 ha.
- Đến năm 2050, do tác động của BĐKH, xu thế hạn tăng lên làm cho diện tích bị hạn nặng tăng lên là 36.023 ha, diện tích cà phê bị hạn là 29.330 ha; hạn vừa 16.607 ha và diện tích bắt đầu hạn 12.793 ha.
4.2. Kịch bản BĐKH PCR8.5
- Đến năm 2025-2030 có 10.886 ha bị hạn, trong đó huyện CưM’gar có diện tích bị nhiều nhất (2.287 ha), tiếp đến là huyện EaH’leo (2.459 ha). Diện tích bị hạn nặng trên toàn tỉnh là 12.471 ha, trong đó huyện EaH’leo có diện tích bị nhiều nhất (2.394 ha), tiếp đến là huyện Krông Năng với 2.070 ha. Hạn vừa xảy ra trên 5 huyện (M’Đrắk, Lắk, Krông Pắc, Krông Bông và Ea Kar) với tổng diện tích hạn là 133 ha. Diện tích hạn nhẹ xảy ra tại M’Đrắk, Krông Bông và Ea Kar với tổng diện tích là 651 ha.
- Đến năm 2050, do tác động của BĐKH, xu thế hạn tăng lên làm cho diện tích bị hạn nặng tăng lên là 37.711 ha, diện tích cà phê bị hạn là 30.228 ha; hạn vừa 17.270 ha và diện tích bắt đầu hạn 13.330 ha.
5. Các giải pháp sản xuất cà phê, hồ tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu: (1) Giải pháp kỹ thuật hiệu quả trong trồng xen cây ăn quả trong vườn cà phê, hồ tiêu tại vùng Tây Nguyên; (2) Giải pháp về đầu tư, hoàn thiện các công trình thủy lợi để ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu đối với sản xuất cà phê, hồ tiêu; (3) Giải pháp về công tác tuyên truyền đối với người dân về ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất cà phê, hồ tiêu; (4) Giải pháp về chính sách.
Biến đổi khí hậu đối với cà phê, hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắkk
Trung tâm Thông tin - Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk
ĐL40-2023-004