
- Khảo sát ô nhiễm nấm mốc Aflaws và định lượng độc tồ Aflatoxin bằng kỹ thuật ELISA trong một số thực phẩm tại Hà Nội
- Nghiên cứu giải pháp nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay
- Nghiên cứu và phát triển hệ thống quản lý và giám sát từ xa các nguồn phóng xạ theo thời gian thực
- Khảo sát nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em từ 2 tháng đến 60 tháng tuổi điều trị nội trú từ năm 2011 - 2013 tại trung tâm Y tế huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng
- Xây dựng mô hình chuỗi giá trị hàng hoá đối với giống lúa ĐS1 phục vụ xuất khẩu tại tỉnh Hải Dương
- Nghiên cứu xác định biện pháp kỹ thuật tổng hợp làm tăng khả năng đậu quả trên giống bông VN01-2 tại Sơn La
- Xây dựng mô hình xử lý rác khép kín kết hợp nuôi trùn trồng cỏ và nuôi bò
- Nghiên cứu cải tiến thiết bị nhuộm tơ sợi lụa tơ tằm từ thủ công sang bán cơ khí
- Xây dựng mô hình (công nghệ và thiết bị) chế biến và bảo quản bán thành phẩm từ quả với quy mô thích hợp
- Phát triển nhân lực chất lượng cao để phát triển bền vững ở Việt Nam



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
2024- 46-NS-ĐKKQ
Nghiên cứu giải pháp phòng trừ tổng hợp tuyến trùng và bọ nhảy hại rau họ hoa thập tự phục vụ quản lý sản xuất rau an toàn tại Hà Nội
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội
UBND TP. Hà Nội
Tỉnh/ Thành phố
ThS. LƯU THỊ HẰNG
ThS. Nguyễn Minh Thúy, ThS. Nguyễn Mạnh Phương, ThS. Phạm Lê Hà, ThS. Nguyễn Minh Công, ThS. Trần Thị Tuyết Năm, ThS. Lê Đắc Thủy, TS. Lê Mai Nhất, CN. Nguyễn Đình Minh Hiếu, CN. Phạm Vân Thanh, ThS.Trương Thị Thu Hiền, ThS. Nguyễn Hải Tú, KS. Nguyễn Thị Thu Thủy.
Bảo vệ thực vật
7/2021
12/2023 gia hạn đến 3/2024
2024
Hà Nội
Đề tài đã thực hiện được đầy đủ các mục tiêu và hoàn thành các nhiệm vụ gồm 3 nội dung chính với 36 chuyên đề khoa học (trong đó có 2 quy trình quản lý tổng hợp tuyến trùng và bọ nhảy hai trên cây họ thập tự) và 8 mô hình thực hiện tại 2 vùng trồng rau trong điểm của thành phố Hà Nội đó là Gia Lâm và Mê Linh.
1.1. Xác định thành phần tuyến trùng gây hại, quy luật phát sinh gây hại, mức độ hại của một số loài tuyến trùng trên cây rau họ hoa thập tự; quy luật phát sinh gây hại, mức độ hại của bọ nhảy trên cây rau họ hoa thập tự.
Điều xác định được 6 loài tuyến trùng ký sinh thực vật gây hại rau họ hoa thập tự gồm: Meloidogyne incognita; Pratylenchus coffeae; Rotylenchulus reniformis; Helicotylenchus dihystera; Helicotylenchus rotundicauda và Tylenchorhynchus brassicae. Trong đó tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne incognita là gây hại quan trọng trên hầu hết các loại cây trồng họ thập tự, trong đó có cây bắp cải.
Có 2 loài bọ nhảy được xác định gây hại cho cây rau họ thập tự ư, trong đó bọ nhảy sọc cong vỏ lạc Phyllotreta striolata là loài xuất hiện phổ biến và quan trọng nhất trên cây họ hoa thập tự.
Đã điều tra khảo sát hiểu biết của người nông dân về hai loài dịch hại đó là tuyến trùng và bọ nhảy. Trong đó có > 95% người nông dân ít hiểu biết về tuyến trùng gây hại cây rau màu. Và có tới > 85% người nông dân coi biện pháp sử dụng thuốc hóa học là biện pháp quản lý bọ nhảy chính, có rất ít người nông dân ứng dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp tuyến trùng
Điều tra xác định quy luật phát sinh gây hại của tuyến trùng trên 4 loại cây rau họ thập tự là bắp cải, su hào, súp lơ, cải thảo tại 4 vùng trồng rau chính của Hà Nội, cho thấy tuyến trùng phát sinh và gây hại trên cả 4 loại rau, gây hại nhiều nhất trên cây cải bắp, tuyến trùng hầu hết luôn tồn tại trong đất trồng rau họ thập tự (xuất hiện ngay tại thời điểm điều tra lần đầu tiên là 7 ngày sau trồng), sau khi rễ cây hô hấp, bén rễ vào đất, tuyến trùng xâm nhiễm vào rễ cây và sinh trưởng phát triển trong rễ, thời điểm đạt mật độ cao nhất là 112 con/5 g rễ, sự gia tăng liên tục tuyến trùng trong rễ cây, khiến rễ cây bị sưng sần lên, giảm hiệu quả hút nước và dinh dưỡng.
Với bọ nhảy, bọ nhảy phát sinh gây hại trên tất cả các loại rau họ thập tự và gây hại nhiều nhất trên cây cải bẹ, trưởng thành bọ nhảy xuất hiện, sinh trưởng từ sớm sau khi trồng 7 ngày, mật độ gia tăng theo thời gian đạt đỉnh cao tới 50 con/m2. Trong khi đó ấu trùng bọ nhảy xuất hiện sau khi trưởng thành xuất hiện từ 7 -14 ngày với mật độ cao nhất là 2,8 con/ cây.
1.2. Nghiên cứu quy trình phòng trừ tổng hợp tuyến trùng, bọ nhảy gây hại cây rau họ hoa thập tự và đề xuất giải pháp quản lý chúng bền vững, an toàn, thân thiện với môi trường
Các biện pháp kỹ thuật canh tác như luân canh, cơ giới vật lý, thời vụ, thành phần cơ giới đất, kỹ thuật xử lý thuốc, thời điểm xử lý thuốc có ảnh hưởng tích cực nhất định tới việc hạn chế sự phát sinh gây hại của tuyến trùng, các biện pháp này có thể làm giảm từ 10-60% sự gây hại của tuyến trùng trên cây rau họ thập tự. Tuy nhiên biện pháp giống cây trồng ít đem lại hiệu quả quản lý tuyến trùng.
Đối với bọ nhảy, các biện pháp như vật lý cơ giới, điều chỉnh thời vụ, thành phần cơ giới đất, kỹ thuật xử lý thuốc, thời điểm xử lý thuốc giúp hạn chế sự gây hại của bọ nhảy từ 10 – 40% tới cây rau họ thập tự. Ngược lại biện pháp luân canh ít có tác động tích cực tới việc làm giảm sự gây hại của bọ nhảy.
Các thuốc hóa học đều có tác dụng nhất định tới việc phòng trừ tuyến trùng và bọ nhảy. Như thuốc Velum 400 SC có hiệu quả đạt 96% trừ tuyến trùng, thuốc Prevathon 5 SC có hiệu quả đạt 84% trừ bọ nhảy.
Các chế phẩm sinh học cho hiệu quả phòng trừ tuyến trùng và bọ nhảy không cao với hiệu lực hầu hết dưới 65%.
Việc sử dụng chế phẩm Entonema-33 trừ bọ nhảy bước đầu đạt kết quả > 80%. Tuy nhiên điều kiện sản xuất chế phẩm, và điều kiện áp dụng chế phẩm còn khó khăn, chưa áp dụng rộng rãi trong sản xuất rau màu.
Nghiên cứu đề xuất được 02 quy trình phòng trừ tổng hợp tuyến trùng và bọ nhảy. Bên canh đó đề tài cũng xây dựng được 02 bộ giải pháp quản lý tuyến trùng và bọ nhảy hiệu quả cao và an toàn với môi trường.
1.3. Xây dựng các mô hình phòng trừ tuyến trùng, bọ nhảy áp dụng quy trình phòng trừ tổng hợp tại các vùng trồng rau trọng điểm của Hà Nội
Mô hình quản lý tổng hợp tuyến trùng đạt hiệu quả phòng trừ 96,2% giúp cho năng suất tăng trên 10% và có lợi nhuận từ 17,9-18,5% so với đối chứng theo tập quán canh tác của người nông dân.
Mô hình quản lý tổng hợp bọ nhảy có hiệu quả phòng trừ tới 91,5%. Lợi nhuận tăng từ 16,7-18,5% so với tập quán canh tác của người nông dân.
Đề tài đã đăng 01 bài báo trên tạp chí BVTV.
Đề xuất được giải pháp và quy trình phòng trừ tổng hợp tuyến trùng và bọ nhảy hại rau họ hoa thập tự phục vụ sản xuất rau an toàn, đảm bảo hiệu quả phòng trừ cao, khả thi và thân thiện với môi trường.
2024 - 46/ĐKKQNV- SKHCN