
- Nghiên cứu sưu tầm xây dựng Tập đoàn lan tự nhiên nhằm lưu trữ và bảo tồn nguồn gen phục vụ cho công tác nhân giống loài lan quý tại địa bàn Vĩnh Phúc
- Sự vận động của tục ngữ và ca dao người Việt trong xã hội hiện đại
- Nghiên cứu sản xuất thử một số giống Nho đen siêu ngọt Trung Quốc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Điều tra khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ nghệ nhân và thợ lành nghề trong các làng nghề công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Lập sổ tay tra cứu số liệu bức xạ mặt trời và gió
- Giải pháp phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam
- Tổng hợp biên hội bản đồ địa chất - khoáng sản; đề xuất giải pháp đầu tư thăm dò khai thác sử dụng hợp lý một số loại tài nguyên khoáng sản có thế mạnh tại tỉnh Bình Định
- Tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế
- Nghiên cứu chế tạo vật liệu trên cơ sở graphene để hấp phụ các chất hữu cơ dễ bay hơi trong khí thải ở một số cơ sở công nghiệp
- Công tác tư tưởng chính trị trong giai cấp công nhân ở tỉnh Đồng Nai - Thực trạng và giải pháp



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
TTH.2016-KC.11
167
Nghiên cứu kháng thể kháng GAD ở bệnh nhân đái tháo đường không thừa cân béo phì tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Bệnh viện Trung ương Huế
Bộ Y tế
Tỉnh/ Thành phố
TS.BS. Trần Thừa Nguyên
ThS.BSCKII. Hoàng Thị Lan Hương; TS.BS. Ngô Đình Châu; ThS.BSCKII. Nguyễn Thị Bạch Oanh; ThS.BS. Phan Thị Phương; ThS.BSCKII. Lê Thị Thu Hà; ThS.BS. Trần Đức Minh; ThS.BS. Huỳnh An Thiên; BS. Bùi Đức An Vinh; CN. Hồ Khả Chương
Khoa học y, dược
01/02/2017
01/07/2019
2019
Thừa Thiên Huế
103
Xác định nồng độ kháng thể kháng GAD và tỉ lệ có kháng thể kháng GAD dương tính ở bệnh nhân ĐTĐ không thừa cân béo phì. So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị giữa hai nhóm bệnh nhân ĐTĐ có kháng thể kháng GAD dương tính và âm tính, và đề xuất biện pháp điều trị.
Qua nghiên cứu, đề tài đã rút ra những kết luận sau:
1. Nồng độ KT kháng GAD và tỷ lệ có KT kháng GAD dương tính ở BN ĐTĐ không thừa cân béo phì.
+ Nồng độ trung bình KT kháng GAD ở BN ĐTĐ không thừa cân, béo phì là 6,71±3,28 (IU/ml); nam giới là 8,47±5,35(IU/ml); nữ giới là 5,31±4,07 (IU/ml).
Nồng độ trung bình KT kháng GAD ở nhóm 60- 74 tuổi là 12,12±7,52 (IU/ml); nhóm < 40 tuổi là 4,21±1,73 (IU/ml); nhóm 40- 59 tuổi là 5,01±3,43 (IU/ml); và nhóm BN ≥ 75 tuổi là 1,02±0,19 (IU/ml).
Nồng độ trung bình KT kháng GAD ở nhóm BN có thể trọng bình thường: 7,51±4,28 (IU/ml); ở nhóm có thể trọng gầy là 4,32±2,63 (IU/ml).
Nồng độ KT kháng GAD có mối tương quan thuận mức độ yếu với glucose máu theo phương trình y= 0,002x+ 11,709; r= 0,135; p<0,05.
+ Tỉ lệ KT kháng GAD dương tính ở BN ĐTĐ týp 2 không thừa cân, béo phì là 7,75%. Trong đó, ở nam giới là 59,09%; nữ giới là 40,91%. Ở nhóm BN mới được phát hiện ĐTĐ thì tỉ lệ này là 7,5%.
Tỉ lệ có KT kháng GAD dương tính theo các nhóm: <40 tuổi; 40- 59 tuổi; 60- 74 tuổi; và ≥ 75 tuổi lần lượt là: 16,67%; 11,11%; 7,44%; và 4,4%.
BN ĐTĐ không thừa cân, béo phì phát hiện bệnh ≥ 50 tuổi thì tăng nguy cơ tương đối có KT kháng GAD dương tính gấp hơn 2,7 lần.
Giá trị điểm cắt của tuổi phát hiện ĐTĐ dự báo nguy cơ có KT kháng GAD dương tính ở BN ĐTĐ không thừa cân, béo phì là 57 tuổi.
2. So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị giữa hai nhóm BN ĐTĐ có KT kháng GAD dương tính và âm tính, và đề xuất biện pháp điều trị.
+ Ở nhóm BN ĐTĐ có KT kháng GAD dương tính: nữ giới: 40,91%, nam giới: 59,09%. Nhóm KT kháng GAD âm tính: nữ giới: 56,87%, nam giới 43,13%.
+ Tuổi trung bình và tuổi phát hiện ĐTĐ trung bình của nhóm BN có KT kháng GAD dương tính đều thấp hơn ở nhóm âm tính, p<0,05.
+ Nồng độ glucose máu ở nhóm dương tính (15,98±12,64 mmol/l) cao hơn nhóm âm tính (11,66±8,39 mmol/l), p<0,05.
+ Giá trị chỉ số BMI và nồng độ insulin máu trong nhóm có KT kháng GAD dương tính đều thấp hơn so với nhóm âm tính
+ Ở nhóm có KT kháng GAD dương tính: giảm insulin máu chiếm 4,55%; tăng insulin máu: 13,63% và nhóm có insulin máu bình thường là 81,82%.
+ Tỉ lệ rối loạn lipid máu chung ở BN ĐTĐ không thừa cân, béo phì là 73,59%. Trong đó, ở nhóm âm tính: 73,28% và nhóm dương tính: 77,27%.
+ Nhóm dương tính, tình trạng tăng triglyceride, giảm HDL-cholesterol và tăng LDL-cholesterol đều thấp hơn ở nhóm âm tính.
+ Thời gian đáp ứng thuốc viên ở nhóm dương tính thấp hơn nhóm âm tính 5,73±5,44 (năm) so với 6,68±6,07 (năm), p<0,05.
+ Tỉ lệ BN cần sử dụng insulin trong nhóm dương tính là 54,55% cao hơn nhóm KT kháng GAD âm tính (48,85%), p<0,01.
+ Sau khi được can thiệp, tất cả các giá trị: glucose, HbA1C, insulin máu đều giảm. Sự giảm nồng độ TG sau khi được can thiệp là có ý nghĩa thống kê, p<0,05.
+ Về vấn đề điều trị: cần quan tâm sử dụng insulin sớm ở BN ĐTĐ không thừa cân, béo phì có KT kháng GAD dương tính. Đồng thời điều trị rối loạn lipid máu trên đối tượng BN này.
Kháng GAD/Bệnh nhân; Đái tháo đường
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ
167