- Hệ thống mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới ở Việt Nam
- Số liệu khảo sát
- Hoàn thiện quy trình sử dụng bọ neochetina (coleoptera: curculionidae) để kiểm soát cây lục bình (eichornia crassipes) trên hệ thống kênh rạch tại thành phố Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu phát triển bộ dữ liệu chuẩn của một số dược liệu thường phục vụ công tác kiểm tra giám sát chất lượng dược liệu và thuốc đông dược
- Tiêu dùng bền vững: nghiên cứu từ góc độ hành vi mua của người tiêu dùng đối với thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam
- Đánh giá tiềm năng và giá trị sử dụng một số khoáng chất công nghiệp ( diatomit bentomit zeolit kaolin ) ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên phục vụ công nông nghiệp và xử lý môi trường - Phụ lục
- Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại TPHCMTIPháp luật
- Chọn tạo giống khoai lang - sắn và xây dựng quy trình thâm canh khoai lang - sắn
- Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano vô cơ bằng hệ thống điện sinh học nhằm tái thu hồi kim loại nặng và sản xuất tác nhân ức chế các nhóm vi khuẩn gây bệnh cho cây trồng
- Nghiên cứu chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu dừa và các sản phẩm từ dừa Bến Tre
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTKHXHNV.17/2020
15/2021/TTPTKH&CN
Nghiên cứu nội dung và giải pháp thực hiện cải cách hành chính xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 – 2025 định hướng đến năm 2030
Sở Nội vụ
Bộ Nội vụ
Tỉnh/ Thành phố
Th.S Nguyễn Đức Lực
Phạm Tuấn Cẩn, Nguyễn Văn Hiển, Đào Ngọc Tuất, Nguyễn Thị Hương, Hoàng Minh Chi, Bùi Thị Tuyết Mai, Phạm Trung Thành, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Hoàng Văn Tuyến, Tạ Hoàng Thành Long, Lê Thị Minh Hiếu, Hà Thị Bích Hạnh, Nguyễn Thị Khánh Hiệp, Nguyễn Quang Hoàng, Vũ Hà, Hoàng Quang Hưng, Nguyễn Thế Hoàng, Lương Xuân Trường, Trần Mạnh Cường, Nguyễn Minh Tùng, Đàm Ngọc Huân, Nguyễn Phương Thảo, Đinh Thị Na, Đinh Quốc Tuấn, Bùi Thu Trang, Đỗ Thị Lan Nhung, Phạm Trọng Thủy, Nguyễn Thị Trang, Vũ Tiến Quân, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Thị Thu Hương
Khoa học xã hội
01/09/2020
01/09/2021
2021
Thái Nguyên
150
- Công tác CCHC của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2020 về cơ bản các nhiệm vụ của Chương trình tổng thể CCHC đã hoàn thành và đạt được mục tiêu đề ra, Chỉ số cải cách hành chính tỉnh Thái Nguyên tiếp tục được nâng cao, cải thiện về thứ hạng, tỷ lệ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt mức cao.
- Công tác chỉ đạo, điều hành về CCHC được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, đặc biệt là đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ CCHC (xây dựng kế hoạch, bố trí các nguồn lực để triển khai, thực hiện...vv.), đồng thời đề ra nhiều giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong công tác CCHC; công tác tuyên truyền CCHC được tăng cường với nhiều hình thức tuyên truyền hiệu quả, đặc biệt là việc tổ chức các cuộc thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp CCHC. Một số đơn vị, địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác CCHC giai đoạn 2011 - 2020 như: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, TP. Sông Công, thị xã Phổ Yên, huyện Võ Nhai...
- Công tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL được chú trọng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương, việc rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, góp phần hoàn thiện thể chế, hệ thống chính sách pháp luật.
- Cải cách TTHC tiếp tục được xác định là một trong những khâu đột phá trong thực hiện CCHC, hằng năm UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung đẩy mạnh cải cách TTHC, trọng tâm các lĩnh vực có liên quan đến doanh nghiệp và người dân, tập trung rà soát, đơn giản hóa TTHC theo hướng tinh gọn, công khai minh bạch, tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh.
- Giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tiếp tục được thực hiện nề nếp, công khai, minh bạch kết quả giải quyết TTHC và chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu; các cấp chính quyền đã quan tâm đầu tư trang thiết bị, xây dựng phòng làm việc bộ phận một cửa cấp xã đảm bảo đúng quy định (Sở Công Thương, Sở Giao thông Vận tải, UBND thành phố Sông Công,...).
- Các cấp, ngành đã áp dụng một cửa điện tử, giải quyết hồ sơ TTHC trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, công khai, minh bạch, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong giải 60 quyết TTHC, tạo điều kiện thuận lợi và giảm thiểu thời gian đi lại cho tổ chức và cá nhân, từng bước tạo sự hài lòng của người dân…
- Bộ máy các cơ quan, đơn vị tiếp tục được hoàn thiện, bộ máy sắp xếp ngày càng tinh gọn, rõ trách nhiệm, tránh chồng chéo, thực hiện tinh giản biên chế có hiệu quả; đã xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án vị trí việc làm, bản mô tả, khung năng lực từng vị trí việc làm làm cơ sở cho công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức ngày càng minh bạch, rõ ràng. Các cơ quan, đơn vị kịp thời triển khai, áp dụng thực hiện vị trí việc làm, xây dựng Đề án, kế hoạch triển khai thực hiện Đề án số 09-ĐA/TU ngày 29/01/2018 của Tỉnh ủy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW; Nghị quyết số 19- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII lần thứ sáu, rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cấp; sắp xếp cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; việc phân cấp quản lý được đẩy mạnh. Đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và ý thức, trách nhiệm trong thực thi công vụ ngày càng được nâng lên.
- Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ quan, đơn vị có hiệu quả, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công, đảm bảo tiết kiệm chi công và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý nhà nước đã đem lại hiệu quả rõ rệt, góp phần thay đổi diện mạo nền hành chính, phương thức, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được thay đổi: Việc khai thác, sử dụng các phần mềm quản lý, thực hiện gửi văn bản đi, đến qua hệ thống văn bản điện tử được thường xuyên, trở thành công cụ thiết yếu trong hoạt động quản lý và điều hành công việc; công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan nhà nước được thông suốt từ tỉnh đến huyện và từng bước tới cấp xã; dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và hệ thống một cửa điện tử từ tỉnh đến cấp xã từng bước hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp và xây dựng chính quyền điện tử (Một số đơn vị, địa phương thực hiện tốt việc tiếp nhận và giải quyết TTHC mức độ 3, 4 như: Sở Tài chính, Sở Công Thương, UBND thành phố Sông Công…)
- Việc triển khai áp dụng Chỉ số CCHC đối với các cấp đã đánh giá được toàn diện và có hiệu quả tác động mạnh mẽ trong triển khai thực hiện CCHC; trách nhiệm của người đứng đầu; của đội ngũ cán bộ, công chức các đơn vị, địa phương được nâng lên, trách nhiệm của các ngành, các cấp được phân định rõ ràng.
cải cách hành chính, chính quyền điện tử
Sở Khoa hoc và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên
TNN-2021-15