liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Nghiên cứu tai biến địa chất những vùng có nguy cơ nứt đất trượt lở đất lũ quét và các biện pháp ngăn ngừa khắc phục trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Viện Địa lý tài nguyên TP. Hồ Chí Minh

UBND Tỉnh Lâm Đồng

Tỉnh/ Thành phố

TS. Lê Ngọc Thanh

PGS.TS. Nguyễn Đình Xuyên; TS. Nguyễn Siêu Nhân; TS. Đỗ Văn Lĩnh; ThS. Nguyễn Văn Đệ; ThS. Đặng Hòa Vĩnh; KS. Ma Công Cọ; KS. Đặng Đức Long, KS. Nguyễn Quang Dũng

01/12/2008

01/12/2010

2011

Lâm Đồng

1.Các TBĐC ở Lâm Đồng khá đa dạng về loại hình, phổ biến nhất là sạt lở đất đá trên các tuyến đường giao thông chính; tiếp đến là nứt đất, trượt lở, sụt lún đất trên các vùng đồi đất đỏ bazan. Ngoài ra còn gặp các dạng tai biến đá đổ đá lăn, rãnh xói, xẻ rãnh - sạt lở taluy âm, xói lở bờ sông, bùng nền đường, lũ quét.
Đã xác định 2 nguyên nhân chủ yếu gây nứt đất, trượt lở đất, lũ quét trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng: nguyên nhân tiềm ẩn và nguyên nhân trực tiếp.
Nguyên nhân tiềm ẩn gây nguy cơ các TBĐC xác định bởi các yếu tố tự nhiên là: hoạt động kiến tạo, thạch học và vỏ phong hóa, địa hình - địa mạo, hệ thống sông suối, đặc điểm chế độ mưa và dòng chảy, sử dụng đất và thảm phủ rừng
 Nguyên nhân trực tiếp kích thích, thúc đẩy các quá trình dẫn đến các TBĐC do yếu tố khí hậu, đó là mưa lớn kéo dài liên tục trong thời gian dài.
2. Trên cơ sở 10 lớp thông tin có liên quan đến hiện tượng nứt đất, trượt lở đất, đã xây dựng Bản đồ phân vùng nguy cơ nứt đất, trượt lở đất bằng phương pháp tiếp cận thống kê. Trên cơ sở 6 lớp thông tin có liên quan đến hiện tượng lũ quét, đã xây dựng Sơ đồ phân vùng nguy cơ lũ quét.
Các bản đồ thành phần này có độ tin cậy khá cao khi đối sánh với hiện trạng nứt đất, trượt lở đất và lũ quét, do đó có khả năng sử dụng độc lập phục vụ cho mục tiêu cụ thể có liên quan đến 2 dạng TBĐC này.
Bằng phương pháp tích hợp 2 bản đồ thành phần nêu trên (Bản đồ phân vùng dự báo nguy cơ nứt đất, trượt lở đất và Sơ đồ phân vùng nguy cơ lũ quét), đã xây dựng Bản đồ phân vùng dự báo nguy cơ xuất hiện TBĐC tổng hợp tỉnh Lâm Đồng tỉ lệ 1:50.000. Từ đó đã xác định 5 vùng khác nhau thể hiện 5 cấp nhạy cảm đối với các TBĐC: rất cao, cao, trung bình, thấp và rất thấp, do đó đã đáp ứng được yêu cầu cụ thể, rõ ràng về khu vực cảnh báo, nội dung và mức độ cảnh báo. Đặc biệt đối với các khu vực điển hình: Thị trấn Di Linh, Hiệp An, tuyến giao thông Đà Lạt – Nha Trang, 2 xã ĐạPloa và ĐạPal.
3. Đã tổng hợp và lựa chọn đưa ra các giải pháp quản lý, các biện pháp kỹ thuật phù hợp để hạn chế và phòng tránh cho từng loại TBĐC. Trong đó nhấn mạnh giải pháp quản lý con người. Các giải pháp kỹ thuật bao gồm từ các biện pháp đơn giản dễ làm, quy mô nhỏ đến các giải pháp kỹ thuật cần những đầu tư lớn, lâu dài phục vụ cho việc phòng tránh giảm nhẹ thiên tai cho toàn vùng.
Trên cơ sở đó đã đề xuất các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục các TBĐC cho các khu vực điển hình, gồm:
•           Khu vực Thị trấn Di Linh.
•           Khu vực Hiệp An.
•           Khu vực Hiệp Thành.
•           Tuyến đường giao thông Đà Lạt – Nha Trang.
•           Vùng lũ quét ĐạPloa.
•           Vùng lũ quét ĐạPal.
4. Các kết quả đạt được trong đề tài có cơ sở khoa học và thực tế phục vụ điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch ngành cũng như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới, góp phần giảm thiểu thiệt hại do các TBĐC gây ra.
5. Về mặt phương pháp luận, đề tài còn góp phần khảng định hiệu quả của phương pháp nghiên cứu nứt đất, trượt lở đất, lũ quét nói riêng và các TBĐC nói chung. Phương pháp này đòi hỏi phải làm rõ đồng thời các đặc điểm tự nhiên và xã hội; vai trò và quan hệ của chúng đối với các TBĐC. /.

nứt đất, trượt lở đất, lũ quét, tai biến địa chất

VN-SKHCNLD

68/KQNC-LĐ