liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

14/2023

Nghiên cứu thử nghiệm hoạt chất Kali silicate và Nano silica lên sinh trưởng năng suất phẩm chất và phòng trị bệnh phấn trắng cây dưa leo (Cucumis sativus L) tại tỉnh An Giang

Trường đại học An Giang

UBND Tỉnh An Giang

Cơ sở

ThS. Võ Thị Xuân Tuyền

ThS. Văng Thị Tuyết Loan; TS. Nguyễn Duy Tân

Khoa học nông nghiệp

01/01/2022

01/03/2022

2023

An Giang

156

Bệnh phấn trắng trên cây dưa leo trồng ở An Giang là một trong những bệnh hại quan trọng làm giảm năng suất, tăng chi phí do nông dân phải sử dụng nhiều loại thuốc hóa học để phòng trị bệnh và không an toàn cho người sử dụng. Do đó nghiên cứu về tác dụng của Silic cung cấp qua lá ở dạng Kali silicate (50, 100, 150 & 300 mg/L) và Nano silica (30, 60, 120 & 240 mg/L) được tiến hành ở phòng thí nghiệm, nhà lưới và ngoài đồng ruộng để đánh giá ảnh hưởng của Silic lên khả năng phòng trị bệnh phấn trắng, năng suất và phẩm chất dưa leo. Kết quả thí nghiệm ghi nhận tác nhân gây bệnh phấn trắng trên dưa leo tại An Giang là loài do nấm Podosphaera xanthii. Về đánh giá hiệu lực ở điều kiện phòng thí nghiệm cho thấy Kali silicate được xử lý ở nồng độ 50, 100 và 150 mg/L và Nanno silica được xử lý ở các nồng độ 60, 120 và 240 mg/L có khả năng ức chế sự phát triển của nấm phấn trắng trên lá mầm dưa leo, với hiệu quả giảm bệnh dao động từ 18,8% đến 31,7% và cho kết quả tương đương với biện pháp phòng trị bằng thuốc hóa học. Trong điều kiện nhà lưới cho thấy hiệu lực trừ bệnh phấn trắng của Kali silicate được xử lý ở nồng độ 100 và 150 mg/L và Nanno silica ở các nồng độ 60, 120 và 240 mg/L với hiệu lực từ 37,2% đến 45,4%, thấp hơn so với biện pháp phòng trị bằng thuốc hóa học (65,5%). Điều kiện ngoài đồng, Nano silica được xử lý ở nồng độ 60 mg/L cho hiệu quả cao nhất trong các công thức xử lý Silic, với hiệu quả giảm bệnh là 57%. Việc xử lý Silic làm giảm số lần phun thuốc hóa học (6 lần); giúp tăng độ cứng quả (473,5 - 524,4 g/cm2), tăng hàm lượng chất khô (4,1%), giảm hao hụt khối lượng nhỏ hơn 9% ở 3 ngày sau thu hoạch và vitamin C trong quả dưa leo sau thu hoạch (0,216 - 0,346 g/100g TLT). Năng suất đạt 3,3 tấn/1000 m2 và lợi nhuận là 13,375 triệu đồng tương đương với đối chứng kiểm soát hóa học.

Bệnh phấn trắng; Podosphaera xanthii; silic; dưa leo; năng suất; độ cứng quả

AGG-2023-014