liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,080,671
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

07/KQNC-TTKHCN

Nghiên cứu tình hình còi xương và giảm mật độ xương ở học sinh từ 6 đến 15 tuổi tại thành phố Cần Thơ

Trường Đại học Y dược Cần Thơ

UBND TP. Cần Thơ

Tỉnh/ Thành phố

ThS. Nguyễn Minh Phương

ThS. Nguyễn Dương Hanh, ThS. Trần Khánh Nga, PGS.TS. Nguyễn Trung Kiên, ThS. Phạm Hoàng Khánh, ThS. Trịnh Thị Hồng Của, TS. Nguyễn Như Nghĩa, ThS. Nguyễn Văn Tám, BS.CK II. Bùi Thị Lệ Phi, ThS. Trần Hồng Thắm

Khoa học y, dược

10/2013

04/2017

2017

Cần Thơ

129

Nghiên cứu thực hiện trên 794 trẻ em (499 trẻ bình thường, 207 trẻ thấp còi, 88 trẻ thừa cân béo phì) tuổi từ 6-14 tuổi tại TP. Cần Thơ từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 4 năm 2016. Kết quả nghiên cứu: trẻ có mật độ xương
thấp chiếm 12,72%, nhóm trẻ thấp còi có tỷ lệ giảm mật độ xương (MĐX) là 15,46%, trẻ thừa cân – béo phì không có giảm MĐX. Giá trị P1NP tăng dần theo tuổi đến 14 tuổi thấp lại, β-CTX cũng tăng dần theo tuổi, đến 13 tuổi bắt đầu thấp lại. P1NP, β-CTX nhóm trẻ thấp còi thấp hơn nhóm trẻ bình thường và nhóm thừa cân béo phì. Sau 6 tháng bổ sung canxi và vitamin D: tỉ lệ trẻ giảm mật độ xương từ 66,89% giảm xuống 10,6%, tỉ lệ nhóm có 25(OH)D giảm từ 31,79 % xuống 5,3%, tỉ lệ trẻ có nồng độ 25(OH)D bình thường từ 47,68% tăng lên 94,7%. P1NP sau can thiệp giảm nhiều ở nhóm trẻ bình thường và trẻ thừa cân béo phì. Nồng độ beta CTX sau can thiệp nhóm trẻ gái tăng nhiều so với nhóm trẻ trai. Có sự tương quan yếu giữa nồng độ vitamin D, các markers chu chuyển xương và mật độ xương.

Trung tâm Thông tin KH&CN Cần Thơ

CTO-KQ2017-07/KQNC