liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,087,081
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

103.03-2018.306

2023-48-1703/NS-KQNC

Nghiên cứu và chế tạo cảm biến sợi quang dựa trên cách tử Bragg và cộng hưởng plasmon bề mặt định xứ (LSPR) và ứng dụng cho kiểm soát an toàn thực phẩm

Viện Khoa Học Vật Liệu

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Quốc gia

PGS. TS. Bùi Huy

PGS. TS. Phạm Văn Hội, ThS. Phạm Thanh Bình, TS. Nguyễn Thúy Vân, TS. Phạm Thanh Sơn, ThS. Phạm Văn Đại

Vật liệu điện tử

01/04/2019

01/04/2023

2023

Hà Nội

9 tr. + phụ lục

Nghiên cứu tổng hợp và gắn kết các hạt nano kim loại quý (Au, Ag) lên bề mặt sợi quang sử dụng kỹ thuật quang xúc tác với chùm laser thích hợp nhằm chế tạo cảm biến sợi quang liên kết plasmonic bề mặt định xứ, tán xạ Raman tăng cường bề mặt. Chế tạo cảm biến FBG mài mòn một phía (SPFBG) bằng phương pháp mài cơ học kết hợp với ăn mòn hóa học. Chế tạo hệ mài sợi quang có được điều khiển bằng máy tính. Nghiên cứu quá trình mài mòn lớp vỏ của sợi quang kết hợp ăn mòn hóa học trong HF nhằm đạt được đường kính lõi tối ưu thỏa mãn yêu cầu về độ nhậy về chiết suất và độ bền cơ học của cảm biến. Nghiên cứu các tính chất tăng cường phát xạ plasmonic của cảm biến quang sợi kết hợp cộng hưởng plasmonic bề mặt định xứ phụ thuộc vào hình thái học của các nano kim loại và gắn kết chúng một cách có trật tự lên bề mặt sợi quang. Xây dựng phép đo đặc trưng plasmonic bề mặt bằng phổ phản xạ và truyền qua. Thực hiện việc đo đạc trên các cấu trúc nano kim loại khác nhau trên các đối tượng phân tích khác nhau. Nghiên cứu nâng cao độ nhạy của cảm biến tán xạ Raman tăng cường bề mặt bằng việc tăng mật độ các “hot spot” trên các cấu trúc nano kim loại dựa trên các cấu trúc nano kim loại dị hướng hình dạng, lựa chọn bước sóng kích thích hợp cho các cấu trúc nano plasmonic và chất cần phân tích, hướng tới chế tạo đầu dò quang sợi có hiệu ứng SERS cao. Nghiên cứu nâng cao độ nhạy, độ phân giải, tỷ số tín hiệu trên nhiễu của cảm biến quang sợi FBG ăn mòn bằng việc làm tăng số lượng và góc tới của các tia lệch trục, phủ lên vùng tích cực của cảm biến một màng mỏng có chiết suất cao chứa các phần tử nhậy với chất cần phân tích đồng thời tích hợp cảm biến SPFBG trong laser sợi quang pha tạp erbium. Thử nghiệm các cảm biến đã chế tạo để xác định một số tác nhân gây ô nhiễm trong hoa quả và sản phẩm thịt, cá. Độ nhạy phát hiện của cảm biến đáp ứng được yêu cầu an toàn thực phẩm do Bộ Y tế ban hành.

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

23303