
- Nghiên cứu thiết kế thiết bị nâng bùn bằng thủy lực
- Một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị sản phẩm mực đen của ngư dân quận Thanh Khuê
- Nghiên cứu chế biến thực phẩm ăn liền từ bã đậu nành (Okara) bằng phương pháp vi sinh
- Khảo sát thành phần loài và xây dựng bộ sưu tập mẫu các loài cây thân gỗ trên hệ sinh thái Gò Đồi thuộc huyện Củ Chi Tp Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu đề xuất yêu cầu đối với hệ thống quản lý hoạt động của đài truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông và bảng tin điện tử công cộng kết nối Internet toàn quốc
- Xây dựng thang thời gian quốc gia UTC (VMI)
- Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ đào chống lò chuẩn bị theo hướng cơ giới hóa áp dụng cho các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh
- Hoàn thiện một số vấn đề cơ bản lý luận giáo dục học trong điều kiện kinh tế- xã hội hiện nay
- Xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận Gà xương đen Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung thư thường gặp



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
13/KQNC-QNG
Phân lập nấm Trichoderma sp. từ bã thải trồng nấm bào ngư tại Quảng Ngãi và ứng dụng sản xuất phân hữu cơ vi sinh để phục vụ chuyển giao công nghệ và giảng dạy tại trường Đại học Phạm Văn Đồng.
Trường Đại học Phạm Văn Đồng.
UBND Tỉnh Quảng Ngãi
Cơ sở
TS. Nguyễn Minh Cần.
TS. Nguyễn Thị Tường Vi, TS. Lê Thị Thính, ThS. Trương Thị Thảo, ThS. Trần Ngọc Hải
Khoa học nông nghiệp khác
04/2022
04/2024
2024
Quảng Ngãi
128
- Kết quả phân lập: phân lập được 36 chủng nấm Trichoderma từ các mẫu MBNBN tại Quảng Ngãi, đã định danh hình thái và xác định các chủng có các đặc điểm đặc trưng của Trichoderma theo TCVN 13613:2022.
- Kết quả khảo sát khả năng sinh cellulase: Tất cả các chủng Trichoderma đã phân lập đều có khả năng sinh cellulase tương đối mạnh sau 72 giờ nuôi cấy. Trong đó mạnh nhất là chủng NHN3 và yếu nhất là MĐ11, với đường kính vòng phân giải trung bình lần lượt là 17,2 mm và 11,1 mm sau 72 giờ nuôi cấy. Nhóm các chủng có hoạt tính mạnh sau 72 giờ nuôi cấy gồm các chủng NHN3, NHN14, NHN6, NHN4, NHN10, NHN12, NHN13, GP2, MĐ9, MĐ4, MĐ6, MĐ15.
- Kết quả khảo sát khả năng sinh chitinase: Tất cả các chủng Trichoderma đã phân lập đều có khả năng sinh chitinase tương đối mạnh sau 72 giờ nuôi cấy. Trong đó mạnh nhất là chủng NHN10 và yếu nhất là MĐ14, với diện tích vòng phân giải trung bình lần lượt là 39,62 cm2 và 17,2 cm2 . Nhóm các chủng có hoạt tính mạnh gồm các chủng GP7, MĐ5, MĐ6, MĐ7, MĐ15, NHN3, NHN4, NHN5, NHN10, NHN12, NHN13, NHN14 cho kết quả tốt, với kích thước vòng tan trên 30 cm2.
- Đã xác định được được một số chủng có tiềm năng sinh chitinase và cả cellulase mạnh là NHN3, NHN4, NHN5, NHN10, NHN12, NHN13, NHN14 và MĐ6, MĐ15, GP7...
- Với quy trình xử lý bảo quản chế phẩm là sấy 40oC trong 24 giờ, độ ẩm chế phẩm còn lại khoảng 10%, sau thời gian bảo quản kín 5 tháng mật độ Trichoderma còn lại đạt khoảng 71×108 , giữ được khoảng 70% so với ban đầu và gấp khoảng 70 lần so với quy định về chế phẩm vi sinh hữu ích theo tiêu chuẩn hiện hành.
- Công thức ủ phân HCVS phối hợp MBNBN : phân gà với tỷ lệ 70%:30% và bổ sung 1% urea cho kết quả có mật độ bào tử Trichoderma cao nhất, đạt 6,1.107 CFU/gdw, đạt yêu cầu về mật độ vi sinh hữu hiệu so với tiêu chuẩn của phân HCVS theo quy định hiện hành. Quy trình bảo quản đề nghị là sấy khô ở 35oC trong khoảng 24 giờ để đạt độ ẩm khoảng 30%, cho vào túi nilon đóng kín, bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời, với cách bảo quản này, sau 3 tháng mật độ vi sinh giảm còn khoảng 56,3×106 CFU/gdw, gấp hơn 50 lần so với tiêu chuẩn quy định hiện hành đối với phân hữu cơ vi sinh TCVN 7185 : 2002 (1×106 CFU/gdw). Từ đó cho thấy đề tài đã xây dựng được quy trình ủ phân HCVS ở quy mô phòng thí nghiệm. Trên 2 loại cây ăn lá ngắn ngày là cây cải ngọt và cây ngò rí, sản phẩm phân hữu cơ vi sinh của đề tài có tác dụng cải thiện các chỉ tiêu sinh trưởng rõ rệt so với đối chứng trong mô hình gây bệnh cưỡng bức với các chủng nấm bệnh đã phân lập. Hiệu quả hoàn toàn tương đương với chế phẩm thương mại trên thị trường. Như vậy, đề tài đã thử nghiệm phân HCVS có hiệu quả phòng ngừa bệnh nấm hại ở cây cải ngọt và cây ngò rí.
Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ
QNI-2024-013