Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

23/2023

Phát triển kinh tế biên mậu huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang đến năm 2025 định hướng đến năm 2030

Trường Chính trị Tôn Đức Thắng tỉnhh An Giang

UBND Tỉnh An Giang

Cơ sở

ThS. Huỳnh Thị Minh Trang

ThS. Ngô Thanh Bình; TS. Lê Quang Vinh; ThS. Trương Văn Tấn; ThS. Nguyễn Văn Phong; ThS. Phan Duy Khang; ThS. Bùi Minh Nhật; ThS. Nguyễn Tấn Phúc.

Khoa học xã hội

01/05/2023

01/10/2023

2023

An Giang

91

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Cần thay đổi tư duy và tầm nhìn về các mục tiêu phát triển, đề cao hội nhập và hợp tác quốc tế cũng như phải xác định được lợi thế so sánh và năng lực cạnh tranh quốc gia (lợi thế tương đối và lợi thế tuyệt đối), hay nói cách khác là xác định điểm mạnh, điểm yếu, mục tiêu chiến lược lâu dài là gì... Nếu không, chúng ta sẽ rất dễ mất phải
“chiến lược quả mít" với tư duy, tầm nhìn ngắn hạn, cái gì cũng muốn, cái gì cũng làm, cái gì cũng là mũi nhọn, là lợi thế...”. Tránh tư duy dàn trãi, An Giang xác định lợi thế là cây lúa và con cá. Tuy nhiên, trong tầm nhìn dài hạn thì không chỉ sản xuất là đủ mà cần nhìn vào thị trường, phát triển giao thương. Mà đặc biệt là An Giang có lợi thế giáp biên nước bạn Campuchia. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu chọn đề tài: “Phát trin kinh tế biên mhuyn Tnh Biên, tnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” góp phần thúc đẩy phát triển thương mại biên giới trên địa bàn, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân khu vực biên giới nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Đưa An Giang trở thành điểm trung chuyển hàng hóa trọng yếu của vùng và cả nước vào thị trường Campuchia và tiến tới thị trường các quốc gia ASEAN. Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát thực tế ở Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên có đối chiếu các cửa khẩu trong tỉnh: cửa khẩu Bắc Đai, cửa khẩu Vĩnh Hội Đông, cửa khẩu Vĩnh Xương, cửa khẩu cảng Mỹ Thới.Nhóm nghiên cứu thực hiện đều tra xã hội học ở địa phương, với số lượng 150 phiếu, chia làm 3 nhóm đối tượng: 27 phiếu khảo sát số 01/KSCS: Đối với cán bộ quản lý, 16 phiếu khảo sát số 02/KSDN: Đối với tổ chức, doanh nghiệp, 114 phiếu khảo sát số 03/KSCN: Đối với hộ cá thể có phát sinh buôn bán qua biên giới. Qua kết quả khảo sát thực tế và điều tra xã hội học, nhóm nghiên cứu tiến hành viết chuyên đề. Khi có bản thảo, nhóm nghiên cứu tiến hành thảo luận, góp ý, chỉnh sửa các chuyên đề. Và chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ viết báo cáo khoa học. Kết quả của nhiệm vụ khoa học là Báo cáo tng hp kết quả nghiên cu nhim vkhoa hc và công nghcp cơ sở dựa trên các số liệu từ Cục Hải quan tỉnh An Giang, điều tra xã hội học đã thu thập được, ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu và cán bộ lãnh đạo ở các địa phương, cơ sở nơi nhiệm vụ khoa học nghiên cứu, khảo sát. Nhóm nghiên cứu tổ chức hội thảo để được lắng nghe các ý kiến đóng góp của các đại biểu, của các nhà khoa học nhằm rút kinh nghiệm, thảo luận, tiếp nhận góp ý cho báo cáo khoa học và hoàn thiện cho nhiệm vụ của nhóm nghiên cứu.

biên mậu;kinh tế; 2025; 2030

AGG-2023-023