
- Nghiên cứu công nghệ chế tạo chất xúc tác Co-Mo/Al2O3 có độ bền cơ học cao cho quá trình chuyển hóa khí CO với hơi nước nhằm thay thế chất xúc tác nhập ngoại
- Ứng dụng các mô hình kinh tế lượng trong công tác lập quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang
- Nghiên cứu thiết kế và công nghệ chế tạo thiết bị đóng cọc nhiều hướng trên xà lan 2000 tấn phục vụ thi công công trình thuỷ - Báo cáo số liệu đo dao động và ứng suất trên thiết bị đóng cọc
- Nghiên cứu tác nhân gây bệnh là Virus trên cá giống của cá hồi và cá tầm tại Lâm Đồng
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Lidar và trí tuệ nhân tạo phát triển hệ thống thu thập tái lập mô hình bản đồ số và đánh giá tình trạng giao thông thủy nhằm nâng cao an toàn giao thông trên tuyến thủy nội địa tại Việt Nam thí điểm khu vực phía Bắc
- Luận cứ khoa học và giải pháp sử dụng hợp lý vùng ven biển phía Đông đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu
- Giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học ứng dụng của giảng viên Trường Đại học Khánh Hòa
- Nghiên cứu mâu thuẫn sử dụng đất theo tiếp cận cảnh quan và hệ thông tin địa lý tại lưu vực sông Trà Khúc
- Trồng và chế biến tinh bột sắn dây theo chuỗi tại xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP
- Cơ sở khoa học của việc xác định cơ chế chính sách quản lý giá cả vật tư thiết bị mua bán (thanh toán) từ nguồn vốn ngân sách



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
07/KQNC-TTKHCN
Phát triển mô hình kinh tế hộ cho hộ nghèo và cận nghèo tại quận Cái Răng thành phố Cần Thơ
Viện kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ
UBND TP. Cần Thơ
Cơ sở
ThS. Tống Thị Thu Hường
ThS. Nguyễn Trọng Cường; CN. Trần Văn Thậm; CN. Bùi Thị Kim Trúc; ThS. Nguyễn Trọng Quốc; ThS. Trần Tố Loan; KS. Phạm Trường Thi; CN. Phạm Thị Bích Ngọc; CN. Võ Huỳnh Loan; ThS. Nguyễn Thị Thảo Nguyên;
Khoa học xã hội
12/2016
02/2019
2019
Cần Thơ
150
Dự án “Phát triển mô hình kinh tế hộ cho hộ nghèo và cận nghèo tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ” tìm hiểu, khắc phục một số hạn chế và tồn tại của các mô hình giảm nghèo đã được ứng dụng, góp phần gia tăng tính hiệu quả của các mô hình giảm nghèo, hỗ trợ địa phương thực hiện công tác giảm nghèo.
Dự án thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp nhằm cải thiện thu nhập cho các hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn quận Cái Răng, có quan tâm tâm phân tích riêng cho các hộ dân tộc thiểu số. Đối tượng tham gia dự án là 30 hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn quận Cái Răng, cụ thể tại 04 phường Lê Bình, Phú Thứ, Thường Thạnh và Ba Láng của quận Cái Răng, với các nội dung chính: (i) đánh giá hiện trạng hộ nghèo và hộ cận nghèo tại quận Cái Răng, (ii) phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp cải thiện thu nhập, và (iii) nâng cao năng lực cho cán bộ và hộ nghèo trong quản lý và thực hiện mô hình.
Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ về vốn và kỹ thuật để thực hiện mô hình và mang lại hiệu quả kinh tế. Trong 30 hộ tham gia dự án có 09 hộ thoát nghèo và 15 hộ chuyển từ hộ nghèo lên hộ cận nghèo. Các mô hình thực hiện có hiệu quả là mô hình chăn nuôi (heo, kết hợp gà, vịt và dê), mô hình buôn bán nhỏ (mua bán thức ăn, nước giải khát, bánh ngọt tại nhà,…), mô hình trồng trọt và mô hình tiểu thủ công nghiệp. Về hiệu quả lan toả xã hội và đúc kết thực tiễn, cung cấp cơ sở và bài học kinh nghiệm trong công tác giảm nghèo, dự án đã tập hợp được các bài học kinh nghiệm khuyến nghị với địa phương để làm tốt hơn trong thời gian tới. Đồng thời báo cáo với các cấp ngành thành phố để làm điển hình nhân rộng đối với các thành tựu và bài học kinh nghiệm trong công tác giảm nghèo của quận Cái Răng, góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội cho người dân trên toàn địa bàn thành phố nói chung.
Kinh tế; xã hội; hộ nghèo; cận nghèo
Trung tâm Thông tin KH&CN thành phố Cần Thơ
CTO-KQ2019-07/KQNC