liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

25/GCN-KQNV

Phục tráng giống đào ăn quả Mẫu Sơn và phát triển một số giống đào mới tại khu du lịch Mẫu Sơn tỉnh Lạng Sơn

Viện nghiên cứu rau quả

UBND Tỉnh Lạng Sơn

Tỉnh/ Thành phố

TS. Nguyễn Thị Tuyết

TS. Lê Thị Mỹ Hà; TS. Nguyễn Quốc Hiếu; TS. Vũ Việt Hưng; ThS. Đào Thị Liên; ThS. Hoàng Thị Hoài; ThS. Hoàng Văn Đảy; ThS. Trần Thị Hồng Vân; KS. Lăng Công Trình

Cây rau, cây hoa và cây ăn quả

01/08/2017

01/08/2020

2020

Hà Nội

80 tr

Điều tra thực trạng sản xuất đào ăn quả tại xã Mẫu Sơn (Lộc Bình) và xã Công Sơn (Cao Lộc). Công nhận 5 cây đầu dòng giống đào Mẫu Sơn. Xây dựng vườn cây mẹ (50 cây) giống đào Mẫu Sơn. Nghiên cứu hoàn thiện Quy trình trồng, chăm sóc và phục tráng giống đào Mẫu Sơn tại khu vực Mẫu Sơn, Lạng Sơn. Sử dụng vật liệu giữ ẩm polime siêu thấm AMS-1 với liều lượng 100 gam/cây/năm giữ độ ẩm đất trong thời kỳ khô hạn, đặc biệt vào thời kỳ phát triển quả và nuôi quả, làm tăng tỷ lệ đậu quả, số quả thu hoạch và năng suất thực thu của giống đào Mẫu Sơn. Áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp đã làm giảm mức độ gây hại của các đối tượng sâu bệnh hại chính trên đào Mẫu Sơn. Xây dựng 0,5 ha (250 cây) mô hình canh tác tổng hợp ứng dụng các biện pháp kỹ thuật trên cây đào Mẫu Sơn. Năm 2020, năng suất thực thu của mô hình đạt 13,4 kg/cây, sản lượng 3,36 tấn quả, năng suất tăng cao hơn 53,28% so với sản xuất đại trà. Xây dựng mô hình trồng mới giống đào Mẫu Sơn và thử nghiệm các giống đào nhập nội (Nectarin, A2-2-29, B115). Các giống đào nhập nội đều có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái tại khu vực Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn, sinh trưởng khỏe, có khả năng ra hoa đậu quả sau 2 năm trồng, tỷ lệ đậu quả đạt 3,17 - 3,6% cao hơn so với giống đào Mẫu Sơn. Các giống đào nhập nội có thời gian thu hoạch sớm hơn  giống đào Mẫu Sơn khoảng 2 tháng. Điều này rất có ý nghĩa trong việc làm phong phú đa dạng sản phẩm, rải vụ, kéo dài thời gian thu hoạch qua đó tăng hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương.
 

Đào ăn quả; Phục tráng; Giống đào; Khu du lịch

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn

LSN-2020-021