
- Mấy vấn đề cơ bản của quá trình chuyển biến kinh tế từ tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hóa ở huyện miền núi Lạc Dương
- Nghiên cứu tích hợp kỹ thuật khuếch đại đẳng nhiệt LAMP thời gian thực và công nghệ điện hóa vào hệ thiết bị vi lưu Ứng dụng cho phân tích vi rút viêm gan HBV và vi rút ung thư tử cung HPV
- Nghiên cứu phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn thức ăn bộ đậu nguồn phụ phẩm công nông nghiệp và xây dựng công trình công nghệ chế biến nâng cao giá trị dinh dưỡng của chúng
- Hỗ trợ phát triển trồng cỏ hộ gia đình tại huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên
- Nghiên cứu công nghệ chế tạo thép W9Mo3Cr4V làm bánh chẻ dùng trong ngành cán thép
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước và hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia giai đoạn 2021-2025
- Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất bún Song Thằn để sản xuất thương mại
- Ứng dụng quy trình kỹ thuật nhân giống dê lai và xây dựng mô hình nuôi dê thương phẩm tại Sơn La
- Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả điều trị các bệnh nhân viêm phổi do sặc bằng phương pháp nội soi phế quản tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
- Nghiên cứu phát triển hệ thống tư duy dự báo tổ hợp thời tiết hạn ngắn cho khu vực Việt Nam



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
2024 -08-NS-ĐKKQ
Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số ở Thành phố Hà Nội
Học viện Tài chính
UBND TP. Hà Nội
Tỉnh/ Thành phố
PGS.TS VƯƠNG THỊ THU HIỀN
TS. Hy Thị Hải Yến, PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, PGS.TS Nguyễn Mạnh Thiều, PGS.TS Ngô Thanh Hoàng, TS. Nguyễn Thị Minh Hằng, PGS.TS Vũ Duy Nguyên, TS. Nguyễn Hoàng Tuấn, ThS. Mai Sơn, TS. Nguyễn Quang Hưng, PGS.TS Nguyễn Thị Việt Nga, TS. Nguyễn Đình Chiến, TS. Ngô Thị Thùy Quyên, TS. Thái Bùi Hải An, TS. Phạm Nữ Mai Anh, TS. Nguyễn Thị Lan Hương, ThS. Nguyễn Thùy Trang, ThS. Dương Đức Thắng, ThS. Nguyễn Thị Hương Thủy, ThS.Đỗ Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Kim Loan, PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu, TS. Nguyễn Quang Tuấn, ThS. Trần Hoàng Quân, ThS. Trần Huy Hiệp, ThS. Lê Ngọc Sơn, ThS. Nguyễn Văn Tùng, ThS. Nguyễn Ngọc Hinh, Vũ Thị Cẩm Bình, Nguyễn Duy Vinh, Lưu Thị Trang, ThS. Bùi Thị Hà Thu, Phạm Thị Thùy Dương, Phùng Thị Thu Hiền, ThS.Tô Kim Huệ, Đinh Việt Hùng, Vương Gia Thiết, ThS.Lê Mạnh Thắng, ThS. Phạm Thị Ngọc Anh, ThS. Đặng Thị Kim Dung, ThS. Đỗ Thị Chung
7/2022
12/2023
2023
Hà Nội
Sự phát triển của CNTT đã làm thay đổi đáng kể đời sống kinh tế, xã hội, tạo ra các hoạt động mới, các phương thức kinh doanh mới, giúp tăng năng suất lao động cũng như phát triển nền kinh tế nói chung. Nhưng cũng đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó có các chính sách, pháp luật về quản lý thuế.
Pháp luật về thuế, quản lý thuế cũng như hoạt động quản lý thuế của ngành thuế Việt Nam đối với những hoạt động KDTNTS trong thời gian qua đã từng bước được hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý thuế, chống thất thu ngân sách, đảm bảo công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế của các chủ thể tham gia hoạt động KDTNTS. Tuy nhiên, chính sách, pháp luật về thuế cũng như hoạt động quản lý thuế đối với hoạt động KDTNTS của Việt Nam trước sự phát triển không ngừng của nền kinh tế số nhìn chung vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Điều này một mặt do tính chất đặc thù gây khó khăn trong quản lý của các hoạt động KDTNTS, mặt khác vẫn còn các nguyên nhân từ sự chưa đầy đủ, đồng bộ của các chính sách pháp luật liên quan và năng lực quản lý của cơ quan thuế trong điều kiện phát triển của nền kinh tế số. Do đó, trong thời gian tới đòi hỏi ngành thuế cần triển khai đồng bộ các giải pháp liên quan đến việc thực thi chính sách, pháp luật thuế, triển khai các biện pháp quản lý hữu hiệu hơn nữa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế đối với các hoạt động KDTNTS để đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.
Trong khuôn khổ nghiên cứu của mình, đề tài “Quản lý thuế đối với hoạt động KDTNTS ở thành phố Hà Nội” đã thực hiện được các nội dung nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, đề tài đã thực hiện nghiên cứu những nội dung lý luận về hoạt động KDTNTS, những mặt tích cực và hạn chế của hoạt động kinh doanh này; nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý thuế đối với hoạt động KDTNTS, các nội dung chủ yếu cần tập trung trong quản lý thuế và chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế đối với hoạt động KDTNTS.
Thứ hai, đề tài đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc quản lý thuế đối với hoạt động KDTNTS, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Thứ ba, đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động KDTNTS ở Việt Nam thời gian qua từ việc hoàn thiện hành lang pháp lý, tổ chức bộ máy ngành thuế đến triển khai thực hiện các nội dung quản lý thuế cụ thể đối với các hoạt động KDTNTS. Từ đó, đề tài đã chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại và các nguyên nhân chính của các hạn chế.
Dựa trên nền tảng lý thuyết về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số và quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tiễn quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số ở Thành phố Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã rút ra được những kết quả đạt được trong quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số Thành phố Hà Nội đó là: (i) Bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, của Thành phố để triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý thu đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số; (ii) Cục Thuế thành phố Hà Nội đã hoạch định các chương trình, kế hoạch triển khai đồng thời tăng cường nhiều biện pháp quản lý, trong đó xác định việc xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế đối với hoạt động KDTNTS, chống thất thu ngân sách là một trong những khâu đột phá, quan trọng nhất để nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động KDTNTS; (iii) Nhận diện mô hình hoạt động, dòng tiền của các hoạt động KDTNTS để thực hiện phân loaị các đối tượng quản lý liên quan đến hoạt động KDTNTS, xây dựng phương án xây dựng cơ sở dữ liệu cho từng đối tượng; (iv) Đẩy mạnh việc phối hợp với các ngân hàng thương mại, thanh tra giám sát ngân hàng, các đơn vị trung gian thanh toán, trung gian vận chuyển để thu thập cơ sở dữ liệu, thực hiện phân tích, phân loại người nộp thuế (NNT) để áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp, đồng thời triển khai các giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn, giúp NNT hiểu rõ và thực hiện đúng quy định của pháp luật thuế; (v) Xây dựng các công tác thanh tra, kiểm tra đối với một số trường hợp tổ chư´ c, cá nhân kinh doanh trên địa bàn. Cơ quan thuế sẽ tổ chức quản lý giám sát, đối với trường hợp cố tình không đăng ký thuế sẽ thực hiện các giải pháp thu thập, xác minh thông tin để quản lý theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vãn còn nhiều khó khăn, thách thức như: (i) Việc xây dựng cơ sở dữ liệu khó khăn do dữ liệu cung cấp từ phía các ngân hàng, trung gia thanh toán, trung gian vận chuyển còn chưa kịp thời, nhiều đơn vị còn chưa có nhận định đúng về việc cung cấp thông tin cho cơ quan thuế, và quy định về chế độ bảo mật thông tin, một số đơn vị vẫn còn gặp vướng mắc hạn chế trong hạ tầng công nghệ thông tin dẫn đến không cung cấp được dữ liệu cho Cơ quan thuế theo yêu cầu; (ii) Cơ quan thuế gặp khó khăn trong công tác xác minh thông tin của cá nhân do thông tin giao dịch ngân hàng không được cập nhật thường xuyên, cơ quan thuế phải thu thập thông tin của của thời gian trước thời điểm phát sinh, sau đó mới thực hiện công tác xác minh, dẫn đến tại thời điểm xác minh cá nhân đã chuyển đi nơi khác, không liên hệ được với NNT.
Thứ tư, đề tài đã đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động KDTNTS ở Việt Nam trong thời gian tới theo các nội dung quản lý để đảm bảo công tác quản lý thuế đối với hoạt động KDTNTS sẽ đạt các mục tiêu đặt ra như quản lý tốt đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng đối với các chủ thể có hoạt động KDTNTS; xác định chính xác nghĩa vụ thuế của các cơ sở kinh doanh trên nền tảng số theo quy định của pháp luật; đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách thuế và quản lý thuế; thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện của các chủ thể nộp thuế. Các giải pháp trọng tâm mà đề tài đề xuất bao gồm: (i) Bám sát các chỉ đạo về công tác quản lý hoạt động TMĐT của Tổng cục Thuế, UBND Thành phố Hà Nội, chủ động nghiên cứu, tham khảo các tài liệu về hoạt động KDTNTS để có những phát kiến hay trong quá trình quản lý thuế; (ii) Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu quản lý thuế; (iii) Phối hợp chặt chẽ các công tác triển khai quản lý với các sở, ban, ngành trên địa bàn để thu thập thông tin người bán; (iv) Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh có phát sinh hoạt động KDTNTS trên địa bàn; (v) Sử dụng công nghệ cao và đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin để quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số.
quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số
2024 - 08/ĐKKQNV- SKHCN