Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,161,880
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

25/2019/KQNC.DACT

Sản xuất meo giống và nuôi trồng một số loại nấm ăn nấm dược liệu có giá trị kinh tế cao

Công ty Cổ phần Dịch vụ Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp

UBND Tỉnh Đồng Tháp

Tỉnh/ Thành phố

PGS.TS. Trần Nhân Dũng

ThS. Phạm Cương Quyết, ThS. Diệp Ngươn Thuân, ThS. Nguyễn Quốc Cường, ThS. Trần Ngọc Xuyến, CN. Lương Tuấn Thanh, PGS.TS. Trần Nhân Dũng, ThS. Nguyễn Tường Vy, ThS. Trần Văn Bé Năm, ThS. Vũ Kim Thảo, ThS. Phạm Duy

Trồng trọt

01/07/2017

01/04/2019

2018

144tr.

Từ những năm 1980, Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sinh học, Đại học Cần Thơ đã tham gia chương trình "Cố định đạm ở Đồng Tháp (Tân Khánh Đông, Tam Nông, Hồng Ngự...)", "Chương trình Nghiên cứu áp dụng những kỹ thuật phân tử trên chuẩn đoán bệnh vàng lá gân xanh", và đề tài "Đa dạng di truyền các giống xoài" đã được thực hiện. Các đề tài này đã thành công, giúp ích thiết thực cho người dân, có tiếng vang trong giới khoa học trong nước và quốc tế. Tiếp nối những truyền thống trên, Đề án "Sản xuất meo giống và nuôi trồng một số loại nấm ăn, nấm dược liệu có giá trị kinh tế cao" được thực hiện. Công ty Cổ phần Dịch vụ Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp (DASCO) là đơn vị tiếp nhận đồng thời là cơ quan chủ trì đề án.
Nấm ăn là thực phẩm ngon có nhiều dinh dưỡng và nấm dược liệu hầu hết đều có tác dụng phòng ngừa chống u bướu (Nguyễn Lân Dũng, 2007), thông dụng quen thuộc như nấm rơm (Volvariell volvacea), nấm mèo (Auricularia spp.), nấm bào ngư (Pleurotus citrinopileatus), nấm chân dài (Clitocybe maxima), nấm hoàng kim (Pleurotus citrinopileatus), còn có một số loài nấm dược liệu quý có thể nuôi trồng nhưng chưa được khai thác như nấm linh chi (Ganoderma lucidum), nấm vân chi (Trametes versicolor), nấm vấn chi đỏ (Pycnoporus sanguineus) nấm hầu thủ (Hericium erinaceum), đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) đã được chuyển giao cho Công ty DASCO.
Đề án đã hoàn thành các quy trình phân lập, lưu trữ giống chất lượng cao, ngân hàng giống, với trên 164 giống/ dòng nấm. Đề án đã sáng tạo ra: (1) Quy trình giữ giống nấm chất lượng cao, (2) Quy trình phân lập phục tráng giống Đông trùng hạ thảo C.militaris rất độc đáo để sản xuất đông trùng hạ thảo bền vững chất lượng cao, (3) quy trình kiểm tra chất lượng meo nấm rơm cũng như đánh giá chất lượng dòng nấm rơm. (4) Đề án đã thiết kế khá hoàn chỉnh quy trình sản xuất meo nấm rơm và 10 quy trình sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu: nấm rơm, linh chi. vân chi đỏ, vân chi trắng, nấm hầu thủ, đông trùng hạ thảo, bào ngư, hoàng kim, chân dài, mộc nhĩ (nấm mèo). Kèm theo các quy trình riêng các loại nấm, các phương pháp, kỹ thuật chăm sóc, phòng trị sâu bệnh an toàn sinh học, đạo đức khoa học đã được tập huấn, chuyển giao. Các mô hình và nhà trồng mẫu các giống/ dòng nấm đã được thực hiện đúng quy cách số lượng, chất lượng. Các quy trình này đã được giới khoa học chuyên ngành nấm học chấp nhận và đánh giá cao thể hiện qu các xuất bản phẩm có ISBN. Các quy trình này cũng đã được nghiệm thu bởi Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở do Phòng Khoa học, Sở Khoa học Công nghệ Đồng Tháp chủ trì. Đặc biệt chất lượng Đông trùng hạ thảo C.miliaris có hàm lượng cordycepin rất cao, vượt trội so với các mẫu trên thị trường. Triển vọng xuất khẩu của nấm linh chi Nhật, nấm vân chỉ đỏ rất có tiềm năng và triển vọng phát triển thành thực phẩm chủ lực thường xuyên của vùng miền.
Đề án đã tận dụng được nguồn nấm và phụ phế phẩm của tỉnh Đồng Tháp và các vùng lân cận gián tiếp bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm. Góp phần làm tăng thu nhập cho người trồng nấm, tạo việc làm cho nông dân nhàn rỗi. Bên cạnh giá trị kinh tế cao, giá thành ổn định và chất lượng tốt, các sản phẩm nấm còn có triển vọng sẽ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh và có tiềm năng xuất khẩu ngoài nước.

Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm Đồng Tháp, số 23, đường 26/3, phường 1, Thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp

DTP-2019-025