Phú Tân la huyện cù lao, vùng chuyên sản xuất nông nghiệp. Tình hình hộ nghèo của huyện Phú Tân tăng cao từ khi áp dụng chuẩn nghèo mới, số hộ nghèo của huyện là 5.257 hộ vào năm 2007. Huyện Phú Tân có lực lượng lao động cao, chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong năm 2007 huyện Phú Tân có 11.167 lao động chưa có việc làm. Nhìn chung, những lao động chưa có việc làm là những lao động nghèo, có hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu cơ hội tiếp cận vơi nền giáo dục nên trình độ học vấn thấp, không có trình độ tay nghề công việc chủ yếu là làm thuê, mướn thu nhập thấp, không ổn định còn phụ thuộc vào mùa vụ. Nhận thức của người lao động về trình độ tay nghề, việc làm không cao. Còn hạn chế trong việc tiếp nhận các nguồn thông tin về nghề nghiệp, lao động và việc làm. Không quan tâm đến các kênh tuyên truyền nên lạc hậu về thông tin, không thể tiếp cận được với các cơ hội về tay nghề, việc làm. Thiếu ý chí cầu tiến, vẫn còn ảnh hưởng của lề lối làm việc trong nông nghiệp, chưa quen với tác phong làm việc nông nghiệp. Đối với những người đã qua học nghề thì nhận thức của họ về đào tạo nghề được nâng cao, phần lớn họ cho rằng việc học nghề là cần thiết. Cần thiết cả cho tay nghề và cần thiết để có việc làm. Nhiều lao động được đào tạo nghề, tuy nhiên số lượng lao động được giải quyết việc làm chiếm rất ít 33,8%. Tuy nhiên, trong số những người được giải quyết việc làm thì có 23,8% số lao động sau khi đi làm được một thời gian thì trở về không làm việc nữa vì lương thấp, không đủ sống hay phải kết hôn và họ lại trở về với công việc làm thuê, làm mướn, thu nhập bấp bênh. Theo nhận xét của các học viên thì lớp học này rất bổ ích, sau khóa học học viên có trình độ tay nghề nhất định. Chỉ có 14,7% số người biết rành về nghề này nhưng vẫn muốn theo học vì muốn có bằng cấp để có việc làm ổn định. Phần lớn là chưa biết gì hoặc chỉ biết chút ít không thể làm việc được, cần được đào tạo tay nghề. Sau khóa học tay nghề của học viên được nâng lên, họ có thể làm tốt việc được ở các nghề mà họ đã học tuy là tay nghề không cao vì thời gian học quá ngắn. Trong số những người đã qua đào tạo nghề thì số lượng nữ giới chiếm khá cao 67,7%, còn nam giới chiếm rất ít do chương trình của ngành nghề đào tạo. Trong năm 2007 đã giải quyết việc làm cho 446 lao động. Trong đó, giải quyết việc làm cho người đã qua học nghề là 194 lao động, quỹ quốc gia giải quyết việc làm là 178 lao động, xuất khua63u 20 lao động đi nước ngoài. Nhiều lao động được giới thiệu việc làm không chịu đi vì lương thấp, không thích bằng họ tự tìm việc làm thông qua người thân, bạn bè hay hàng xóm đi trước đó. Thành c6ng của huyện Phú Tân là đã đào tạo được nhiều lao động có tay nghề và giải quyết được nhiều lao động có việc làm. Tính từ 2001 đến năm 2007 huyện đã đào tạo nghề cho nhiều lao động nông thôn để giải quyết việc làm, trong đó đã tổ chức dạy nghề học 3.145 lao động, góp phần nâng cao tay nghề. Trong đó, năm 2007 đã giải quyết việc làm cho 194 lao động qua đào tạo nghề góp phần tạo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề chưa thực sự đồng đều về đối tượng học do chưa đa dạng hóa các ngành nghề, vẫn còn nhiều lao động đã qua đào tạo nghề chưa có việc làm, nhất là chương trình xuất khẩu lao động có nhiều lao động vị trả về nước trước thời hạn. Số người về đúng thời hạn hợp đồng từ năm 2003 đến nay chỉ có 6 lao động.