liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Truyền thống đấu tranh cách mạng của công nhân và công đoàn tỉnh Sóc Trăng (1929-2008)

Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng

UBND Tỉnh Sóc Trăng

Tỉnh/ Thành phố

CN. Nguyễn Minh Châu, CN. Nguyễn Thanh Hà

CN. Nguyễn Hoàng Thao, CN. Nguyễn Ngọc Sương, TS. Trịnh Công Lý, CN. Trang Phước, CN. Lê Thu Lan, CN. Vương Thị Nguyệt Ánh, TS. Nguyễn Việt Hùng, CN. Phạm Hoài Nam, CN. Nguyễn An Toại, CN. Trần Nguyệt Thu, CN. Trần Dũng Kiệt, CN. Huỳnh Thị Thu Thủy

Các vấn đề lịch sử và khảo cổ học khác

01/07/2005

31/07/2010

2011

Sóc Trăng

156 tr.

Tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển tổ chức công đoàn của tỉnh từ năm 1929 đến năm 2008; phong trào đấu tranh của công nhân, lao động tỉnh Sóc Trăng từ năm 1929 đến ngày 30/4/1975; phong trào thi đua của cán bộ, công nhân, viên chức, lao động tỉnh từ sau ngày 30/4/1975 đến năm 2008, được cụ thể qua từng Đại hội Công đoàn của tỉnh; đúc kết được 04 bài học kinh nghiệm trong quá trình hình thành, phát triển và tổ chức hoạt động công đoàn cũng như phong trào công nhân viên chức và người lao động trong tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy công nhân và công đoàn tỉnh Sóc Trăng có những truyền thống và kinh nghiệm như công nhân và công đoàn tỉnh Sóc Trăng có truyền thống yêu nước, có tinh thần đoàn kết với các tầng lớp nhân dân trong kháng chiến, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành thắng lợi, trong đó có phần đóng góp của quân dân Sóc Trăng nói chung và của đội ngũ giáo viên, đông đảo công nhân, thợ thủ công, các tầng lớp nhân dân lao động vùng tạm chiếm nói riêng. Sự lãnh đạo của Đảng và tập hợp rộng rãi mặt trận đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, trong đó có sự đóng góp tích cực của tổ chức công đoàn, phong trào nghiệp đoàn và công nhân, lao động trong tỉnh. Sự tập hợp quần chúng, công nhân lao động, làm thuê phải hết sức đa dạng về hình thức và đảm bảo bí mật, rèn luyện cho quần chúng tinh thần yêu nước và quyết tâm chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp cách mạng. Phải xem trọng và xây dựng lực lượng công nhân, lao động, quần chúng cách mạng trong nội thành để kết hợp với sức mạnh từ bên ngoài tấn công kẻ thù. Phải xây dựng bộ máy công đoàn các cấp ngày càng vững mạnh hơn, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức công đoàn, tạo điều kiện cho công tác hoạt động và phát huy tốt vai trò vị trí của mình, có mô hình đa dạng tập hợp cán bộ công chức, viên chức và người lao động, phát động tốt phong trào thi đua tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả sản xuất. Tăng cường đoàn kết trong nội bộ, nâng cao chất lượng hoạt động của từng Ban chuyên môn là yêu cầu cần thiết trong quá trình hoạt động của tổ chức công đoàn. Sự đoàn kết, nỗ lực khắc phục khó khăn của cán bộ lãnh đạo công đoàn các cấp và tập thể công nhân, viên chức, lao động là một trong những bài học kinh nghiệm quý báu đem lại sự thắng lợi cho tổ chức công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động tỉnh nhà.

truyền thống công nhân, công đoàn

VN-SKHCNSTG