Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Ứng dụng công nghệ keo tụ điện hóa trong xử lý nước thải công nghiệp

Trung tâm Phát triển KH&CN trẻ

UBND TP. Hồ Chí Minh

Tỉnh/ Thành phố

ThS. Phan Quang Huy Hoàng

TS. Nguyễn Thị Thủy; PGS. TS. Nguyễn Xuân Hoàn

Kỹ thuật môi trường và địa chất, địa kỹ thuật

01/06/2017

01/01/2018

2018

TP. Hồ Chí Minh

102 tr. + phụ lục

Mục đích của nghiên cứu này là ứng dụng công nghệ keo tụ điện hóa để xử lý nước thải mực in từ xí nghiệp sản xuất bao bì của Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật An Giang và Công ty TNHH quốc tế Sianghe thuộc khu công nghiệp Vĩnh Lộc, TP Hồ Chí Minh. Đối với mô hình keo tụ điện hóa trong phòng thí nghiệm (PTN), tại điều kiện tối ưu (30 V, keo tụ điện hóa trong thời gian 30 phút, khoảng cách 2 cm, pH và nồng độ chất điện ly không điều chỉnh, không khuấy trộn, và lắng 30 phút), độ màu gần như được loại bỏ hoàn toàn khỏi nước thải. TSS đầu ra ở cả hai loại nước thải đều đạt QCVN tương ứng. COD xử lý đạt hiệu quả 95.1% (NT1) và 85% (NT2), mẫu đầu ra của NT1 đạt QCVN nhưng NT2 thì chưa đạt. Keo tụ hóa học bằng PAC cũng được tiến hành trên nước thải mực in để so sánh với phương pháp keo tụ điện hóa. Điều kiện tối ưu của quá trình này bao gồm pH = 7, nồng độ PAC = 0.8 g/l, cho hiệu suất xử lý như sau: H COD = 89.9 % và Hđộ màu = 99.9 %, có thể thấy độ màu đạt cột B QCVN 40:2011/BTNMT nhưng COD thì chưa đạt. Như vậy, phương pháp keo tụ hóa học bằng PAC cho hiệu suất xử lý COD thấp hơn so với phương pháp điện hóa. Riêng về độ màu cả hai phương pháp cho hiệu quả xử lý rất cao. Chi phí xử lý của phương pháp keo tụ điện hóa có phần cao hơn một chút so với phương pháp keo tụ bằng PAC.

Keo tụ điện hóa; Xử lý; Nước thải công nghiệp

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

HCM-0149-2018