
- Quá trình đô thị hoá ở Thăng Long-Hà Nội kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá-Đề xuất các chính sách về giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình đô thị hoá-công nghiệp hoá-hiện đại hoá
- Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý và ứng dụng GIS quản lý hành chính và môi trường tỉnh Hưng Yên
- Biên soạn chỉnh lý bổ sung địa lý y tế quân sự tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011 - 2015
- Ứng dụng quy trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất canh tác trong sản xuất rau tại huyện Đơn Dương và huyện Đức Trọng
- Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật phát triển nguồn thức ăn xanh sạch cho trâu bò quy mô trang trại tại vùng Tây Bắc
- Phân công phối hợp quyền lực và kiểm soát quyền lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam-Các báo cáo chuyên đề của đề tài
- Những thay đổi chủ yếu của làng xã các dân tộc miền núi vùng cao phía Bắc
- Nghiên cứu xây dựng chợ công nghệ và thiết bị tỉnh Quảng Ninh trên mạng Internet
- Hoàn thiện công nghệ sản xuất sơn vô cơ chịu nhiệt công suất 100000 kg/năm từ nguyên liệu trong nước
- Phát triển kinh tế trang trại ở Tây Nguyên



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
91/03/2022/ĐK-KQKHCN
Ứng dụng kỹ thuật để nhân giống gà Tò trên địa bàn huyện Ea Kar tỉnh Đắk Lắk
Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên
UBND Tỉnh Đắk Lắk
Cơ sở
ThS. LÊ NỮ HÒA
ThS. Lê Khánh Toàn, ThS. Nguyễn Như Trung, ThS. Võ Thị Thu Hoa, ThS. Nguyễn Thị Diệu Hòa.
Chăn nuôi
01/09/2020
01/09/2021
2021
Đắk Lắk
111
Đề tài đã tổ chức 01 lớp tập huấn kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và kỹ thuật nuôi gà Tò tại xã Cư Ni, huyện Ea Kar. Đề tài đã xây dựng mô hình thụ tinh nhân tạo cho gà Tò và mô hình nuôi gà Tò 1 ngày tuổi đến 5 tháng tuổi.
Các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch gà trống Tò tốt, với thể tích tinh dịch 0,25ml, hoạt lực tinh trùng 94,15%, nồng độ tinh trùng 3,36 tỷ tinh trùng/ml, tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh 1,6 tỷ tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình 9,56%, pH tinh dịch 7,26. Yếu tố cá thể ảnh hưởng đến tất cả các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch của gà Tò (P < 0,05), đặc biệt là thể tích tinh dịch, nồng độ tinh trùng và tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh.
Khả năng sinh sản của gà Tò mái khi được phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho kết quả tốt hơn so với phương pháp phối giống trực tiếp. Tỷ lệ trứng có phôi đạt 92,92%, tỷ lệ trứng có phôi phát triển 94,66%, tỷ lệ nở 86,11%, tỷ lệ gà con loại I là 98,07%. Tỷ lệ trứng có phôi trung bình ở gà Tò khi giao phối trực tiếp đạt 71,08% và tỷ lệ ấp nở đạt 67,55%. Các nhóm gà mái được thụ tinh nhân tạo cố định với gà trống thì cho kết quả về tỷ lệ trứng có phôi và tỷ kệ ấp nở là khác nhau (P<0,05).
Tỷ lệ nuôi sống của gà Tò đạt 96%. Sinh trưởng tích lũy của gà ở 21 tuần tuổi đối với gà trống là 3.649,2g, gà mái là 2.288,2g. Gà có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối tăng dần và đạt cao nhất là giai đoạn 8 – 9 tuần tuổi (gà trống tăng 32,9 g/con/ngày; gà mái tăng 25,7 g/con/ngày), sau đó giảm dần. Sinh trưởng tương đối đạt cao nhất ở giai đoạn 1 ngày tuổi đến 1 tuần tuổi (gà trống 90,6%, gà mái 76,9%), sau đó giảm dần cho đến giai đoạn cuối.
Lượng thức ăn ăn vào của gà thấp nhất ở tuần đầu tiên (10,2 g/con/ngày), sau đó tăng dần cho đến khi kết thúc nuôi, cao nhất là ở 21 tuần tuổi (105,2 g/con/ngày). Trung bình thức ăn của gà trong suốt quá trình nuôi là 74,75 g/con/ngày. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) đến khi 13 tuần tuổi là 2,78, kết thúc giai đoạn nuôi (21 tuần tuổi) là 3,7.
Kết quả đánh giá năng suất thịt gà Tò: tỷ lệ thân thịt 70,99 -72,93%, tỷ lệ thịt đùi 19,35 – 20,98%, tỷ lệ thịt ngực 16,53 – 17,15%.
Đề tài đã tổ chức 01 hội thảo để đánh giá quá trình triển khai thực hiện, kết quả theo dõi mô hình, thảo luận. Đề tài đã xây dựng được quy trình kỹ thuật nuôi và thụ tinh nhân tạo cho gà Tò.
Trung tâm Thông tin - Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk
ĐL40-2022-003