Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm nhân rộng mô hình chăn nuôi bò tại các huyện Đơn Dương Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng

Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên

UBND Tỉnh Lâm Đồng

Tỉnh/ Thành phố

TS. Trương La

KS. Đặng Thị Duyên; KS. Đậu Thế Năm; ThS. Châu Thị Minh Long; KS. Tôn Thất Dạ Vũ; KS. Ngô Văn Bình

2012

Lâm Đồng

29

Đơn Dương và Đức Trọng là 2 huyện của tỉnh Lâm Đồng có điều kiện phát triển chăn nuôi bò. Số lượng đàn bò của 2 huyện lớn nhất trong toàn tỉnh. Phong trào chăn nuôi bò bắt đầu phát triển mạnh trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên, chăn nuôi bò còn nhiều tồn tại, hạn chế: chăn nuôi bò tập trung ở nông hộ với quy mô nhỏ; tỉ lệ bò lai cao sản còn thấp; diện tích cỏ trồng còn ít và việc chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò chưa được chú trọng nên dẫn đến thiếu hụt thức ăn cho bò và gây lãng phí.
Từ năm 2009 - 2010, Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học công nghệ để đẩy mạnh ngành chăn nuôi bò theo hướng tăng năng suất, chất lượng và an toàn dịch bệnh trên địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng”. Bước đầu đã có một số kết quả tốt, đã xây dựng được một số mô hình chăn nuôi bò thịt và bò sữa ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật. Hiệu quả từ các mô hình mang lại khá cao. Do đó, mô hình cần được phát triển trên diện rộng vào các huyện Đơn Dương và Đức Trọng để làm tiền đề cho việc phát triển chăn nuôi bò tại địa phương.
Mục tiêu của dự án
1. Mục tiêu chung
Ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm khai thác tối đa tiềm năng lợi thế vùng, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò tại huyện Đơn Dương, Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng theo hướng bền vững, góp phần đưa chăn nuôi bò trở thành ngành sản xuất theo hướng hàng hoá.
2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng 8 mô hình trình diễn chăn nuôi bò (bò thịt và bò sữa) áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tại huyện Đơn Dương và Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng để nhân rộng vào sản xuất.
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho 160 nông dân và tổ chức tham quan học hỏi mô hình cho 40 người.
- Xây dựng và triển khai các chuyên đề về kiến thức khoa học chăn nuôi trên các thông tin đại chúng.

chăn nuôi bò

VN-SKHCNLD

73/KQNC-LĐ