
- Tập bộ sưu tập giống nấm họ linh chi (Họ Ganodermataceae) - Giai đoạn 2
- Nghiên cứu biến động của hệ sinh thái rừng tự nhiên và đa dạng sinh học thông qua hệ thống ô mẫu định vị ở miền Nam Việt Nam
- Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nanocomposite trên cơ sở graphene ứng dụng trong pin mặt trời chất màu nhạy quang
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp nông thôn: phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng danh mục tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) phục vụ nền kinh tế tuần hoàn và đề xuất lộ trình thực hiện
- Nghiên cứu sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa xương khớp từ nguồn dược liệu cây Đòn võ phát triển tại tỉnh Thái Nguyên
- Điều tra khảo sát đánh giá thực trạng và xây dựng chuẩn mực vai trò của người phụ nữ với hạnh phúc gia đình ở nông thôn tỉnh Hưng Yên
- Chọn tạo giống và nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật phát triển cây cọc rào (Jatropha curcas L) thành vùng nguyên liệu sản xuất diesel sinh học
- Nghiên cứu phát triển bộ KIT phát hiện nhanh một số độc tố vi tảo trong sản phẩm thủy sản
- Xây dựng mô hình trồng rau trong nhà kính ứng dụng công nghệ cao cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại thôn Lán Tranh xã Đưng K’nớ huyện Lạc Dương



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
01/KQNC-TTKHCN
Xác định và đề xuất giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của thành phố Cần Thơ đến năm 2020
Trường Đại Học Cần Thơ
UBND TP. Cần Thơ
Tỉnh/ Thành phố
PGS.TS. Võ Thành Danh
TS. Nguyễn Hữu Đặng; TS. Lưu Tiến Thuận; TS. Trần Văn Tỷ; ThS. Nguyễn Minh Toại; CN. Võ Thanh Hùng; ThS. Ong Quốc Cường; ThS. Trương Thị Thúy Hằng; CN. Lâm Ngọc Thùy; CN. Lê Phước Lợi;
Khoa học kỹ thuật và công nghệ
11/2015
09/2017
2017
Cần Thơ
139
Đề tài nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tại Thành phố Cần Thơ. Đề tài sử dụng cách tiếp cận cung-cầu và dựa theo khung khái niệm mô hình Kim cương, lý thuyết lợi thế cạnh tranh của M. Poter (1990) và lý thuyết hệ sinh thái kinh doanh của Rotschild (1990) làm cơ sở cho cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài. Về phương diện phân tích định lượng, đề tài cũng sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, thang đo Likert 5 mức độ, phương pháp phân tích nhân tố và phân tích hồi quy. Ngoài ra, các phương pháp phân tích kịch bản cũng được sử dụng để dự báo về xu thế phát triển của các ngành CNHT. Kết quả khảo sát 354 doanh nghiệp thuộc 12 nhóm ngành công nghiệp tại Thành phố Cần Thơ cho thấy có rất nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có nhu cầu về các sản phẩm CNHT. Sự đa dạng của các SPHT cho thấy Cần Thơ có nhiều tiềm năng phát triển ngành CNHT trong thời gian tới. Phân tích theo từng lĩnh vực, ngành công nghiệp, các doanh nghiệp trong các ngành: da giầy, công nghiệp năng lượng, hóa chất, phân bón, điện, điện tử, sản xuất kim loại mới, và chế biến thủy sản cho rằng ngành CNHT thuộc các lĩnh vực này là cần thiết, quan trọng và có tác động lớn đến vị thế cạnh tranh của ngành; các doanh nghiệp trong các ngành: dệt may và sản xuất nhựa gia dụng cho rằng tác động của ngành CNHT có tác động vừa phải đến năng lực cạnh tranh của ngành. Ngược lại, các doanh nghiệp trong các ngành: chế biến thực phẩm đồ uống, chế biến nông sản, cơ khí chế tạo, và hóa dược mỹ phẩm lại cho rằng CNHT không có tác động mạnh đến vị thế cạnh tranh của ngành.
Công nghiệp; công nghiệp phụ trợ; công nghiệp hỗ trợ, sản phẩm hỗ trợ
Trung tâm thông tin KH&CN thành phố Cần Thơ
CTO-KQ2019-01/KQNC