liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

09/KQNC-TTKHCN

Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp phi nông nghiệp giúp cho hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn quận thốt nốt thoát nghèo và nâng cao thu nhập giai đoạn 2015-2020

Viện Kinh tế - Xã hội thành phố Cần Thơ

UBND TP. Cần Thơ

Cơ sở

ThS. Trần Thế Như Hiệp

CN. Phạm Thị Bích Ngọc; ThS. Nguyễn Hữu Tặng; ThS. Nguyễn Thị Nương; CN. Trần Tố Loan; CN. Võ Huỳnh Loan; ThS. Bùi Quang Bé; CN. Lê Thị Thúy Phượng; CN. Bùi Thị Kim Trúc; ThS. Huỳnh Cẩm Bình

Xã hội học chuyên đề; Khoa học về giới và phụ nữ; Các vấn đề xã hội Nghiên cứu gia đình và xã hội; Công tác xã hội

01/05/2015

01/12/2017

2017

100

Trên cơ sở tiếp cận thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, mặc, học hành, khám chữa bệnh, nhà ở,….; sự thiếu hụt một hoặc một số các nhu cầu này. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trên cơ sở khảo sát kinh nghiệm của một số quốc gia, các tổ chức quốc tế, các chia sẻ kinh nghiệm tại các hội thảo cũng như những đóng góp của các Bộ liên quan đã xác định chuẩn nghèo mới xem xét dựa trên 05 chiều gồm y tế, giáo dục, điều kiện sống, tiếp cận thông tin, bảo hiểm và trợ giúp xã hội. Cách thức hoạt động của các mô hình giảm nghèo trên địa bàn thành phố Cần Thơ là các hộ nghèo được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, hỗ trợ lãi suất thấp. Các hộ tham gia dự án hầu hết sử dụng đồng vốn đúng mục đích cho các phương thức sản xuất đã đăng ký, cần cù lao động, chuyển biến nhận thức và có ý chí vươn lên thoát nghèo. Kết quả là mức sống được cải thiện nhờ tăng thu nhập từ mô hình (thu nhập tăng từ 1-2 lần), một số kết quả tiêu biểu như mô hình nuôi heo có lợi nhuận từ 1- 1,6 triệu đồng/con từ 4-5 tháng; mô hình nuôi bò có lợi nhuận từ 4,5-16 triệu đồng/cặp từ 5-14 tháng;... Mỗi mô hình giải quyết được từ 01 - 02 lao động trong hộ gia đình, tận dụng được thời gian nhàn rỗi, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống. Bên cạnh đó, công tác giảm nghèo của thành phố Cần Thơ cũng đúc kết được bài học kinh nghiệm là những hộ nghèo ứng dụng mô hình không đạt hiệu quả xuất phát từ các nguyên nhân như sử dụng vốn chưa hiệu quả (vốn mô hình chưa cân xứng với vốn vay, sử dụng chưa đúng mục đích); nhiều hộ chưa mạnh dạng áp dụng mô hình; các yếu tố về kỹ thuật, đầu vào, cách thức quản lý mô hình,... còn nhiều hạn chế nên mô hình không đạt hiệu quả ứng dụng cao. Xuất phát từ tình hình trên, dự án “Xây dựng các mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp giúp cho hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn quận Thốt Nốt thoát nghèo và nâng cao thu nhập giai đoạn 2015 - 2020” đã được đề xuất thực hiện là mang tính cấp thiết, thể hiện nỗ lực và quyết tâm của chính quyền địa phương quận Thốt Nốt trong công tác giảm nghèo; hơn nữa dự án được thực hiện với mong muốn tìm hiểu và khắc phục một số hạn chế và tồn tại của các mô hình giảm nghèo đã được ứng dụng, góp phần gia tăng tính hiệu quả của các mô hình giảm nghèo, hỗ trợ địa phương thực hiện giảm nghèo bền vững.
 

nông nghiệp; phi nông nghiệp; hộ nghèo và cận nghèo

Trung tâm Thông tin KH&CN Cần Thơ

CTO-KQ2018-09/KQNC