
- Điều tra khảo sát thống kê lượng thải đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do khí thải công nghiệp và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do khí thải công nghiệp- CĐ7: Đánh giá khả năng áp dụng công nghệ sạch và thân thiện môi trường
- Nghiên cứu quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm chăn nuôi ở các xí nghiệp giết mổ (lông máu xương móng) thành các loại thức ăn bổ sung cho gia súc gia cầm
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đồng bộ xây dựng vùng nguyên liệu trong chăn nuôi lợn gà an toàn thực phẩm có khả năng cạnh tranh phục vụ nôi tiêu và xuất khẩu
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng danh mục và mô hình dữ liệu cho nhóm lớp thông tin các nguồn gây ô nhiễm tác động xấu đến môi trường phục vụ quản lý nhà nước về môi trường ((Thử nghiệm xây dựng danh mục và mô hình dữ liệu cho 5 đối…
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo và lắp đặt tuabin nước công suất đến 6 Mw cho Nhà máy Đắksrông
- Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải ở Việt Nam - Luận cứ khoa học và khuyến nghị
- Nghiên cứu công nghệ than hóa Biochar và ép viên than hóa từ phụ phế phẩm nông nghiệp để nâng cao nhiệt trị và giảm chi phí năng lượng khi tạo/ép viên
- Ứng dụng phần mềm tin học GIS (hệ thống thông tin địa lý) để quản lý môi trường đánh giá biến động về môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học giàu enzyme để bổ sung nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn nuôi cá
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý quỹ bảo hiểm y tế



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
04/KQNC-TTKHCN
Xây dựng mô hình nông nghiệp đô thị triển vọng tại quận Cái Răng thành phố Cần Thơ
Trường Đại Học Cần Thơ
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cơ sở
GS.TS. Võ Quang Minh
PGS.TS. Nguyễn Minh Thủy; PGS.TS. Trần Thị Ba; PGS.TS. Trần Nhân Dũng; GS.TS. Lê Văn Hòa; PGS.TS. Phạm Thanh Vũ; TS. Võ Thị Bích Thủy; ThS. Nguyễn Thị Hà Mi; ThS. Thái Thành Dư; ThS. Mai Vũ Duy; ThS. Cao Bá Lộc; ThS. Trần Văn Bé Năm; KS. Ngô Văn Tài; KS. Nguyễn Thị Ngọc Lan; ThS. Nguyễn Thị Trúc Linh
01/08/2017
01/07/2019
2019
Cần Thơ
230
được xem như một hướng đi tối ưu có tính khả thi cao để giải quyết các bất cập liên quan trong tiến trình đô thị hóa, hướng tới xây dựng các đô thị sinh thái bền vững cho tương lai (Hoàng Thị Ngọc Ánh, 2016).
Quận Cái Răng cũng không ngoài xu thế đó những năm gần đây, thực trạng nông nghiệp ở quận qua khảo sát sơ bộ cho thấy người dân chưa chú trọng vào nông nghiệp đô thị, các hộ trồng lẻ tẽ, tự phát, không đa dạng về hình thức và giống. Người dân chỉ trồng kiểng để giải trí, về rau sạch thì rất ít hầu như không có kinh doanh nên chỉ tự tiêu thụ tại gia.
Hiệu quả kinh tế phát triển nông nghiệp đô thị thể hiện qua những ưu điểm quan trọng và nổi bật sau: nông nghiệp đô thị góp phần cung ứng nguồn lương thực, thực phẩm tươi sống tại chỗ cho các đô thị. Thêm vào đó nông nghiệp đô thị tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân cư đô thị. Nông nghiệp đô thị góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nông nghiệp đô thị là tái tạo chất dinh dưỡng cho đất thông qua tái sử dụng các chất thải hữu cơ từ các hoạt động của đô thị. Nông nghiệp đô thị được sản xuất tại chỗ ven các đô thị nên sau thu hoạch, chi phí đóng gói, vận chuyển và bảo quản bằng kho lạnh được bỏ qua nên góp phần giảm giá
thành đến mức tối đa. Chất lượng các sản phẩm được đảm bảo an toàn đồng thời góp phần giảm lượng xe trọng tải lớn vào ra các đô thị, giảm tai nạn và ô nhiễm đáng kể cho khu vực đô thị (Hoàng Thị Ngọc Ánh, 2016).
Nông nghiệp đô thị mang lại nhiều lợi ích như: có thể đem lại sức khỏe, môi trường và lợi ích kinh tế, làm cho nó trở thành một phong trào hấp dẫn (Mukherji và Morales, 2010). Bên cạnh làm đẹp cảnh quan đô thị thành phố, nông nghiệp đô thị cũng có thể hỗ trợ phục hồi môi trường, khắc phục thông qua tái sử dụng khu vực bỏ hoang và một số dòng chất thải, chẳng hạn như sân ủ chất thải từ cảnh quan đô thị (Timothy Beatley, 1997). Ngoài ra, còn có thể làm giảm tiêu thụ nhiên liệu và ô nhiễm không khí vì giảm được khoảng cách đi lại cho sản xuất, tiêu thụ. Một cảnh quan đô thị xanh hơn cũng có thể cung cấp lợi ích về sức khỏe tâm lý và tình cảm. Trang trại đô thị và các khu vườn cộng đồng mang lại lợi ích cho các thành phố và khu vực, điển hình hệ thống đô thị là một kết thúc của sinh thái. Thay vì một hệ sinh thái khỏe mạnh, trong đó chủ yếu là các chất dinh dưỡng tái chế.
Chính vì thế phát triển nông nghiệp đô thị ở quận Cái Răng là giải pháp tối ưu giúp phát triển kinh tế hộ dân, xóa đói giảm nghèo; tạo việc làm và thu nhập cho cư dân; góp phần tạo cảnh quan đô thị, cải thiện sức khỏe cộng đồng; giúp quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường (Lê Quang Trí và Huỳnh Phú Hiệp, 2011).
Nhìn chung nông nghiệp đô thị tại đây đã hiện diện nhưng còn ở dạng manh mún, tự phát, không theo quy hoạch và không đảm bảo tính an toàn. Trong khi xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng tăng nhanh nên nhu cầu lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng lên. Do đó dự án “Xây dựng mô hình nông nghiệp đô thị triển vọng tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ” cần thiết được thực hiện với các mục tiêu:
- Đánh giá hiện trạng và xác định mô hình nông nghiệp đô thị triển vọng ở quận Cái Răng.
- Xây dựng, đánh giá và hoàn thiện mô hình nông nghiệp đô thị triển vọng tại quận Cái Răng
- Đề xuất các giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp đô thị tại quận Cái Răng.
Nông nghiệp đô thị; Mô hình trồng rau; Trang trại đô thị
Trung tâm Thông tin KH&CN Cần Thơ
CTO-KQ2020-04/KQNC