
- Thực hiện nuôi Lươn ở quy mô hộ bằng thức ăn tươi sống ở địa phương
- Một số khía cạnh hình học và số học của nhóm đại số
- Nghiên cứu đánh giá sự hiện diện, độc tính và rủi ro phơi nhiễm một số hợp chất hữu cơ khó phân hủy perflo hóa (PFOS và PFOA) trong bao bì đóng gói thực phẩm đối với môi trường và sức khỏe con người tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
- Mô hình thích hợp hệ thống kỹ thuật hạ tầng các thành phố lớn Phần 2 - Mô hình thích hợp trong quy hoạch cải tạo và xây dựng giao thông của các thành phố lớn và rất lớn
- Cơ sở khoa học của việc phân tích tình hình kinh tế tài chính trong kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp nhà nước
- Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ phóng viên biên tập viên trẻ trong hệ thống báo chí của Đoàn thanh niên hiện nay
- Nghiên cứu tuổi thọ khỏe mạnh và gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam năm 2015
- Xây dựng bộ tiêu chí và quy trình đánh giá chất lượng giáo dục các trường phổ thông mầm non và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Thử nghiệm sản xuất một số giống lúa chất lượng cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất và xây dựng mô hình trình diễn giống lúa ngắn ngày PC6 và P6ĐB tại một số tiểu vùng sinh thái của tỉnh phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại Hải Dương



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
18/KQNC-TTKHCN
Xây dựng mô hình sản xuất rau theo hướng VietGAP tại thành phố Cần Thơ
Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật thành phố Cần Thơ
UBND TP. Cần Thơ
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Phạm Thị Minh Hiếu
ThS. Nguyễn Thị Kiều; ThS. Trần Thị Kim Thúy; KS. Huỳnh Thanh Vui; ThS. Phan Thanh Trúc; ThS. Huỳnh Thị Cẩm Vân; KS. Nguyễn Thị Lành; ThS. Đào Thị Thanh Thúy; ThS. Lê Nhựt Tảo; KS. Phạm Nguyễn Trung Hiếu;
Cây rau, cây hoa và cây ăn quả
05/2016
12/2018
2018
Cần Thơ
164
Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất rau theo hướng VietGAP tại thành phố Cần Thơ” được thực hiện từ tháng 05 năm 2016 đến tháng 04 năm 2018 nhằm mục tiêu xây dựng vùng sản xuất rau theo hướng VietGAP với quy mô 11 ha, giúp nông dân từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm soát an toàn thực phẩm xuyên suốt từ khâu sửa soạn đồng ruộng, canh tác đến thu hoạch, sau thu hoạch, bảo quản.
Hợp tác xã rau Long Tuyền-Bình Thủy đã xây dựng, củng cố và hoàn thiện bộ máy nhân sự chủ chốt, hệ thống tài tiệu và thủ tục cho hệ thống quản lý chất lượng với 06 thành viên trong Ban quản lý cùng 13 thành viên tham gia sản xuất rau VietGAP.
Hợp tác xã rau an toàn Long Tuyền – Bình Thủy đã được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất (nhà kho, điểm pha thuốc, tủ y tế,…) và các biểu bảng (bảng mã số ruộng, bảng mới phun thuốc…) cho Ban quản lý hệ thống chất lượng và cho từng thành viên của HTX. Các thành viên trong hợp tác xã được tham gia các lớp tập huấn về “Các yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP; Nhận thức áp dụng hệ thống quản lý sản xuất tại nông trại theo VietGAP; Sơ cứu, cấp cứu khi bị tai nạn; Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật an toàn…
Hợp tác xã rau an toàn Long Tuyền – Bình Thủy đã hoàn thiện quy trình sản xuất và đạt chứng nhận Viet Gap trên các sản phẩm rau ăn quả như: cà chua, bí đao, dưa leo,
khổ qua, dưa lê, mướp trên diện tích sản xuất là 10,22 ha.
Hợp tác xã rau Long Tuyền - Bình Thủy đã được hỗ trợ in các bao bì và nhãn hiệu nhằm mục đích tạo thương hiệu và cung cấp nông sản sạch cho các điểm bán rau an toàn, siêu thị. Song song đó, công tác liên kết tiêu thụ giữa hợp tác xã và các công ty thu mua ngày càng được mở rộng thông qua các hội nghị, hội thảo khoa học với sự tham dự của các công ty: VnFarm Food, Công ty rau sạch Thầy Tài, Công ty Nông Sản Xanh, …
Như vậy, nông dân sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap sẽ lãi hơn khoảng 10.000.000 triệu đồng/tháng/ha so với các nông dân khác. Lợi nhuận nông dân thu được từ trồng bí đao và dưa hấu khá cao theo thứ tự là 90.298.500 đồng/ha/vụ và 133.600.000 đồng/ha/vụ. Tổng sản lượng rau ăn lá và rau ăn quả của hợp tác xã rau an toàn Long Tuyền Bình Thủy là 711.290 kg/năm/10,22ha.
Rau an toàn, VietGAP
Trung tâm Thông tin KH&CN thành phố Cần Thơ
CTO-KQ2019-18/KQNC