liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ

Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm và sản xuất dong riềng theo chuỗi giá trị tại huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang

Trung tâm Tài nguyên Thực vật

UBND Tỉnh Bắc Giang

Tỉnh/ Thành phố

TS.Dương Thị Hồng Mai

ThS.Nguyễn Hữu Hải; PGS.TS.Lê Khả Tường; ThS.Trần Văn Luyện; KS.Phan Thị Nga; KS.Đỗ Nha Trang; KS.Hoàng Thị Ninh

Trồng trọt

01/02/2018

01/01/2020

2020

Hà Nội

79

Kết quả thực hiện
1. Thực trạng sản xuất và chế biến miến dong tại huyện Sơn Động
Từ năm 2012- 2015 diện tích trồng cây dong riềng trên địa bàn huyện đã mở rộng khoảng 130 ha, tập trung tại thị trấn An Châu và các xã Yên Định, Tuấn Đạo, Thanh Sơn, Quế Sơn. Để nguời dân yên tâm sản xuất và có đầu ra ổn định cho cây dong riềng, UBND huyện Sơn Động đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp huyện xây dụng xưởng sản xuất miến dong đặt tại thôn Tiên Lý, xã Yên Định. Việc xây dựng xưởng sản xuất là tiền đề cho việc mở rộng diện tích trồng cây dong riềng trên địa bàn huyện. Xưởng sản xuất miến đi vào hoạt động đã mang lại những tín hiệu lạc quan, địa phương có thêm sản phấm tự sản xuất. Để sản phẩm tạo được uy tín, có sức cạnh tranh trên thị trường, năm 2014 Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang phối hợp với ƯBND huyện Sơn Động triển khai dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu, chứng nhận miến dong Sơn Động”. Năm 2015 đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “ Miến dong Sơn Động”, hiện nay nhấn hiệu chứng nhận được giao cho UBND huyên Sơn Động quản lý. Năm 2015, cơ sở đã sản xuất được 3 tấn miến thành phẩm được đóng gói in nhãn hiệu sản phẩm và các tiêu chuẩn mã vạch đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp. Tại thời điểm đó giá thành Ikg miến dao động 60.000-80.OOOđ. Mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng đến năm 2016 sản lượng miến giảm dần và dừng hoạt động. Tại thời điểm điều tra (2018), máy móc của cơ sở sản xuất miến dừng hoạt động sau đó được chuyển về giao cho hộ ông Trịnh Đình Ngơi tại xã Tuấn Đạo quản lý. Thời điểm bàn giao, hệ thống máy đã hỏng rất nhiều và gần như phải cho sửa toàn bộ. Dự kiến cuối năm 2018 mới đưa vào sản xuất.
Tại địa phương, thị trường tiêu thụ miến vẫn rất lớn. Vì vậy, người dân vẫn mua được miến nhưng không rõ nguồn gốc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc mua ở rất xa (Bình Liêu, Quảng Ninh) cách hàng trăm cây số). Do đó, người dân rất mong muốn được khôi phục lại ngành nghề đế phát triển nhãn hiệu chứng nhận“ Miến dong Sơn Động”.
2. Kết quả xây dựng mô hình trồng thử nghệm 03 giống dong riềng tại huyện Sơn Động
03 giống dong riềng được chọn: DR tía địa phương, DR GBVN, DR DR1. Dựa trên kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, phân bón và thời vụ trồng đến sinh trưởng phát triển và đến năng suất của các giống dong riềng trong các thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy, giống dong riềng DR1 và giống dong riềng tía địa phương có nhiều ưu điểm nổi trội hơn cả về các đặc tính sinh trưởng cũng như năng suất. Do đó, chúng tôi xác định lựa chọn 2 giống dong riềng DR1 và giống dong riềng tía địa phương cho thí nghiệm xây dựng mô hình các giống dong riềng triển vọng của năm tiếp theo.
3. Kết quả xây dựng mô hình các giống dong riềng triển vọng
Mô hình đã thực hiện trồng trên diện tích 10ha tại thôn Đông Bảo Tuấn và thôn Chùa. Đã lựa chọn 20 hộ nông dân tham gia mô hình: 19 hộ thông Đông Bảo Tuấn và 01 hộ thôn Chùa. 
  • Về chỉ tiêu khối lượng củ/gốc: Giống dong riềng DR1 lớn nhất với 2.298g/gốc, giống dong riềng tía địa phương là 1.750g/gốc.
  • Về chỉ tiêu năng suất: Giống dong riềng DR1 cao nhất là 58,73tấn/ha, giống dong riềng tía địa phương là 52,97 tấn/ha.
4. Hiệu quả kinh tế
Trồng dong riềng thu 55-60 tấn/ha, giá bán 2.000.000 đồng/tấn, lãi thuần 60-70 triệu/ha/năm, cho thấy trồng dong riềng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân so với 3 loại cây trồng phổ biến tại địa phương là lúa, ngô và keo. Đặc biệt, với giống dong riềng có năng suất chất lượng thì hiệu quả kinh tế cao hơn.


 

dong riềng, chuỗi giá trị

Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang

BGG-0407-2020