
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất sứ cao cấp nung kết khối trước tráng men
- Thí nghiệm tìm hiểu khả năng thích ứng của tập đoàn giống sắn nhập nội trồng trên đất Quảng Bình
- Xây dựng mô hình sản xuất một số loài nấm ăn trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- Nghiên cứu thiết kế máy và hiệu quả cao (năng suất 450 kg/mẻ) và chế tạo 01 cụm mâm vò trong dây chuyền sản xuất chè đen theo công nghệ Orthodox (viết tắt OTD)
- Xây dựng Nhãn hiệu tập thể Chè Ô long Cao Sơn cho sản phẩm chè Ô long của xã Cao Sơn huyện Mường Khương
- Nghiên cứu chọn giống và phát triển công nghệ nhân giống quy mô công nghiệp cho một số loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao để phát triển kinh tế - xã hội vùng núi phía Bắc Việt Nam
- Nghiên cứu cường độ và độ nhạy nhiệt của bê tông tính năng cao có chất kết dính bổ sung nano silica sử dụng cho công trình cầu
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo bộ biến đổi DC-DC tăng áp hiệu suất cao
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ quản lý và khôi phục môi trường sau thiên tai-Nghiên cứu điển hình tại một địa phương
- Nghiên cứu giải pháp đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp đê trên nền đất yếu từ Quảng Ninh đến Quảng Nam - Nghiên cứu giải pháp xử lý nền đê biển bằng bơm hút chân không



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
13/2021.CS
Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ Ion hoá nước dùng cho sản xuất nông nghiệp tại Trung tâm Ứng dụng KH& CN tỉnh Bắc Giang
Trung tâm Ứng dụng KH&CN Bắc Giang
Bộ Khoa học và Công nghệ
Cơ sở
Ks. Nguyễn Thị Huyền
ThS. Triệu Ngọc Trung; ThS. Nguyễn Thị Thảo; KS. Đỗ Nguyên Hạnh; CN. Trần Thị Phượng;
Các khoa học môi trường
01/07/2020
01/11/2021
2021
Bắc Giang
48
Khi ngành công nghiệp càng lớn mạnh, quỹ đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp dẫn đến lương thực thực phẩm của chúng ta không dư thừa và nhiều nơi thiếu hụt. Những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển vượt bậc từ trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm,…làm môi trường nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các sản phẩm hóa học trong nông nghiệp.Việc sử dụng phân động vật tươi hoặc ủ chưa đảm bảo còn phổ biến, gây nhiễm bẩn nguồn nước bởi những thành phần hóa học trong chất thải động vật.
Vì vậy việc cải tạo nước tưới nông nghiệp nhằm tăng khả năng hấp thụ của cây trồng là cấp bách và cần sự quan tâm của tất cả mọi người, nhưng để làm tốt việc này ta cần tìm hiểu các tính chất hóa học của nước ion từ đó có biện pháp tốt nhất.
Do vậy đề tài: “Ứng dụng công nghệ Ion hoá nước dùng cho sản xuất nông nghiệp tại Trung tâm Ứng dụng KH&CN tỉnh Bắc Giang” là cần thiết, với công nghệ này nước qua hệ thống từ trường tĩnh giúp ion hóa nguồn nước, có khả năng chuyển đổi cấu trúc phân tử của nước thành các cụm nhỏ hơn. Nước qua hệ thống này giúp làm tơi mới nguồn nước, tăng sức căng bề mặt nước. Đồng thời, giảm được độ nhớt của nguồn nước sinh hoạt, tăng cường khả năng hoạt hóa của thiết bị lọc, cũng như thẩm thấu các chất tốt hơn, giảm lượng hóa chất. Nước từ trường cũng có thể làm tăng mức CO2 và H+ trên đất so với việc bổ sung phân bón. Nhờ đó mà cây trồng hấp thụ dưỡng chất trong đất, phân bón tốt hơn, tránh dư lượng phân bón trong đất quá cao dẫn đến bạc màu và chai đất.
Kết quả thiết bị tạo nước Ion nông nghiệp nhằm đáp ứng công nghệ vật lý từ trường xử lý nước ngầm nhiễm phèn đồng thời thay đổi tính chất vật lý của nước giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng chất trong đất và phân bón tốt hơn, tránh dư lượng phân bón trong đất quá cao dẫn đến bạc màu và chay đất.Thiết bị này có thể được xem là giải pháp hữu ích, kinh tế và hiệu quả trong việ rửa mặn cho đất, làm giảm lượng muối tích lũy trong vùng dễ, cải thiện sự sinh trưởng của cây trồng trên đất mặn.
Ion hóa nước trong sản xuất nông nghiệp
Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang
NVCS99/2021