
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sợi trong quá trình hội nhập quốc tế
- Nghiên cứu phát triển phần mềm dịch vụ nền tảng trên nền điện toán đám mây tính toán hiệu năng cao để triển khai một cách hiệu quả coh các ứng dụng quan trọng
- Nghiên cứu ứng dụng triển khai phân urê và NPK nhả chậm cho 04 loại cây trồng (lúa mía đậu phộng và cam sành) tại tỉnh Trà Vinh
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất nanocellulose từ bã sắn và ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm dược phẩm
- Điều tra nghiên cứu các di sản địa chất và đề xuất xây dựng công viên địa chất ở miền Bắc Việt Nam (Tập 1)
- thực trạng suy dinh dưỡng thể cấp còi và một số yếu tố liên quan của trẻ 0 - 12 tuổi ở Vĩnh Phúc năm 2009
- Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới lao động - việc làm trong ngành nông nghiệp
- Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao cho một số loại cây trồng trong nhà lưới nhà kính tại tỉnh Lạng Sơn
- Nghiên cứu phát triển năm loài lan thuộc nhóm Vanda trồng luống và mai vàng tại làng hoa Gò Vấp
- Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để nuôi một số giống thỏ (New Zealand White và California) tại một số xã có nhiều diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi thành đất công nghiệp ở Thái Bình



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
18/GCN-KQNV
Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm Cao khô Chợ Bãi của huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn
UBND Tỉnh Lạng Sơn
Tỉnh/ Thành phố
KS. Hà Văn Thiện
KS. Hà Văn Thiện; KS. Chu Văn Vượng; ThS. Lý Văn Đàm; ThS. Nguyễn Văn Sáng; KS. Hứa Phong Lan; KS. Nông Văn Tùng; KS. Mông Thị Duyên; KS. Hà Thị Hạnh; KS. Hoàng Thị Thùy;
Khoa học nhân văn khác
01/06/2018
01/12/2019
2020
Văn Quan-Lạng Sơn
65 tr
- Lập được bản đồ xác định vùng bảo hộ. Dự án sử dụng phương pháp kế thừa các tài liệu đã có kết hợp khoanh vẽ thực địa và chuyển họa lên phần mềm chuyên dụng về bản đồ để xây dựng.
- Tạo lập được bộ Hồ sơ để xin bảo hộ và được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận cấp văn bằng bảo hộ. Song song với quá trình lập hồ sơ, dự án đã tiến hành các nội dung nghiên cứu phân tích chất lượng sản phẩm cao khô, xây dựng được Quy chế quản lý và sử dụng NHTT cho sản phẩm cao khô của huyện Văn Quan; quy chế sử dụng tem, nhãn và các hình thức sử dụng NHTT.
- Đã xây dựng được Tài liệu, kỹ thuật sản xuất cao khô để phục vụ quản lý và phát triển NHTT, thiết kế mẫu logo, tem nhãn, bao bì,...Đây là tiền đề quan trọng để kế thừa và phát triển các chương trình xúc tiến thương mại,...
- Xây dựng các phương tiện, điều kiện và phương án khai thác NHTT “Cao khô Chợ Bãi, Văn Quan” cho sản phẩm cao khô: tổ chức một số hoạt động quảng bá như tổ chức Lễ công bố NHTT, xây dựng biển quảng cáo tấm lớn, bộ sản phẩm trưng bày gian hàng tiêu chuẩn ứng dụng triển lãm, in ấn tờ rơi, nhãn, bao bì sản phẩm,...
- Triển khai thực hiện thí điểm hoạt động quản lý và khai thác NHTT: tổ chức tập huấn cho các hộ sản xuất cao khô, cán bộ ở cơ sở,... Xây dựng phóng sự quảng cáo, viết bài, đưa tin về vùng sản xuất cao khô Chợ Bãi của huyện Văn Quan, đưa các sản phẩm cao khô Chợ Bãi đi giới thiệu tại các tỉnh bạn,... Qua đó bước đầu đã giúp người tiêu dùng biết đến sản phẩm cao khô Chợ Bãi của huyện nhiều hơn, các cán bộ cơ sở và nhân dân nắm được mục đích, ý nghĩa của Văn bằng bảo hộ trong việc xây dựng thương hiệu đặc sản do nhân dân làm ra.
Cao khô; Nhãn hiệu tập thể
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn
LSN-2020-022