- Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi
- Lập đồ án mạng điện báo công dụng của Việt Nam đến năm 2000
- Xây dựng mô hình trồng bưởi Ruby xen ổi Ruby sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước tại huyện Tiểu Cần
- Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ quản lý ô nhiễm môi trường đất trồng rau chuyên canh tại các tỉnh phía Bắc
- Xây dựng mô hình phát triển sản xuất hàng hóa gà vịt tại xã Tân Hội An huyện Củ Chi Tp Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu xây dựng định mức dự toán của các công tác dịch vụ nghĩa trang dịch vụ hỏa táng
- Hoàn thiện việc ứng dụng phương pháp kiểm tra không phá hủy tại hiện trường phục vụ kiểm định chất lượng mối hàn với lớp phủ bề mặt cho các công trình cơ sở hạ tầng ngành năng lượng cơ khí đóng tàu và khai khoáng
- Hợp tác nghiên cứu thiết kế và chế tạo động cơ điện chìm lắp và với máy bơm chìm công suất N = 37KW phục vụ nông nghiệp - Xây dựng qui trình công nghệ tháo lắp động cơ điện chìm
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số hình học của cánh trộn đến độ mòn (tuổi thọ) của chúng trong cối trộn bê tông hai trục ngang
- Nghiên cứu dự báo hạn hán vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và xây dựng các giải pháp phòng chống-ĐTN: Nghiên cứu các biện pháp thể chế tổ chức và xã hội giảm nhẹ thiệt hại do hạn hán
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
03/GCN-KQNV
Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm Khoai lang của huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn
Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Lộc Bình
UBND Tỉnh Lạng Sơn
Tỉnh/ Thành phố
CN. Hoàng Vĩnh Hưng
CN. Hoàng Vĩnh Hưng; CN. Mùi Thị Hằng; ThS. Lý Quang Ngọc; KS. Dương Thị Thu Hằng; KS. Trần Thị Hải; KS. Nguyễn Văn Vĩnh; KS. Vi Văn Thắng; KS. Nguyễn Hữu Thuân; KS. Tô Bách
Khoa học nhân văn khác
01/11/2017
01/11/2019
2019
Lạng Sơn
48 tr
1. Đã tổ chức điều tra, đánh giá được thực trạng sản xuất kinh doanh cây Khoai lang tại các xã trên địa bàn huyện. Trong đó điều tra được diện tích hiện có của toàn huyện, tình hình sản xuất cây giống, tình hình thâm canh, chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm củ Khoai lang. Với phương pháp chính là tổ chức điều tra tra các hộ trồng Khoai lang, thu thập thông tin và khai thác kinh nghiệm từ các cán bộ trực tiếp làm công tác nông nghiệp trên địa bàn huyện.
2. Lập được bản đồ xác định vùng bảo hộ, với ranh giới vùng được xác định chủ yếu là diện tích hiện có và các vùng liền kề có triển vọng mở rộng trong thời kỳ giấy chứng nhận có hiệu lực. Dự án sử dụng phương pháp kế thừa các tài liệu đã có kết hợp khoanh vẽ thực địa và chuyển họa lên phần mềm chuyên dụng về bản đồ để xây dựng.
3. Tạo lập được bộ Hồ sơ để xin bảo hộ và được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận cấp văn bằng bảo hộ. Song song với quá trình lập hồ sơ, Dự án đã tiến hành các nội dung nghiên cứu phân tích chất lượng quả, xây dựng được các quy trình, quy chế phục vụ quản lý và phát triển Nhãn hiệu tập thể, thiết kế tem nhãn, bao bì... Đây là tiền đề quan trọng để kế thừa và phát triển các chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển cho sản phẩm cây Khoai lang trong những năm tiếp theo.
4 Triển khai thí điểm một số hoạt động quản lý và phát triển Nhãn hiệu tập thể được bảo hộ, thông qua các hoạt động bán hàng có sử dụng nhãn mác, bao bì được bảo hộ, tổ chức một số hoạt động quảng bá như tổ chức lễ công bố Nhãn hiệu tập thể, xây dựng biển quảng cáo tấm lớn, in ấn tờ rơi, xây dựng phóng sự quảng cáo, lập webside trên internet, tổ chức tập huấn cho các hộ trồng Khoai lang cho 70 hộ nông dân, cán bộ hội ở cơ sở... Qua đó bước đầu đã giúp người tiêu dùng biết đến sản phẩm Khoai lang của huyện nhiều hơn, các cán bộ Hội và nhân dân nắm được mục đích, ý nghĩa của văn bằng bảo hộ trong việc xây dựng thương hiệu đặc sản do nhân dân làm ra.
Khoai lang; nhãn hiệu tập thể
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn
LSN-2020-003