
- Ứng dụng khoa học công nghệ trong tuyển chọn cây ưu tú và phát triển cây mơ vàng tại tỉnh Bắc Kạn
- Đánh giá hiệu quả điều trị viêm gan C mạn của phác đồ Sofosbuvir/Daclatasvir trên bệnh nhân đồng nhiễm HCV/HIV tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa
- Đánh giá tác động của một số dinh dưỡng đa vi lượng có lợi đến chất lượng thuốc lá vàng sấy vùng Bắc Giang
- Nghiên cứu nâng cao chất lượng thực thi các thủ tục hành chính đối với các doanh nghiệp góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của tỉnh Sơn La
- Nghiên cứu xây dựng rạn nhân tạo tại vịnh Nha Trang nhằm bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản
- Bước đầu nghiên cứu phát triển pin nhiên liệu vi sinh vật để sử dụng làm cảm biến sinh học phát hiện tại chỗ sắt và mangan trong các nguồn nước (ở Việt Nam)
- Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1991 đến năm 2015
- Thử nghiệm sản xuất trà và bột dinh dưỡng từ táo Mèo và chùm ngây với việc ứng dụng công nghệ sấy bằng hồng ngoại đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho vùng Tây Bắc
- Nghiên cứu chính sách cạnh tranh đối với ngành điện Việt Nam thông qua phân tích chỉ số mức độ tập trung
- Nghiên cứu đánh giá quá trình trưởng thành và đóng góp của đoàn viên thành niên Học viện vào công tác nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
DACN.04/2019
14/2021/TTPTKH&CN
Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào nuôi thương phẩm cá Nheo Mỹ Ictalurus punctatus (Rafinespue 1818) tại Thái Nguyên
Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Thảo Vân
UBND Tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh/ Thành phố
TS. La Văn Công
ThS. Trần Viết Vinh, Nguyễn Thanh Trúc, Nguyễn Quang Hùng, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Văn An, Nguyễn Hữu Ái, Trần Viết Nam, Bùi Văn Phúc
Khoa học nông nghiệp
01/07/2019
01/07/2021
13/08/2021
14/2021/TTPTKH&CN
13/10/2021
Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên
- Công nghệ nuôi thương phẩm cá Nheo Mỹ trong ao: mật độ thả nuôi 2 con/m2; thời gian nuôi: 18 tháng; kích cỡ cá khi thu hoạch: 2,4-2,6kg/con; tỷ lệ sống từ cá giống lên cá thịt đạt >80%; năng suất đạt>40.000kg/ha/18 tháng; hệ số chuyển đổi thức ăn FCR=3,0.
- Công nghệ nuôi thương phẩm cá Nheo Mỹ trong lồng: mật độ thả nuôi: 15 con/m3; thời gian nuôi: 18 tháng; kích cỡ cá khi thu hoạch: 2,5-3,1kg/con; tỷ lệ sống từ cá giống lên cá thịt đạt >80%; năng suất đạt>34kg/m3/18 tháng; Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR=2,7;
- Hiệu quả kinh tế của dự án: 1.035.796.902 đồng/18 tháng nuôi.
- Hiệu quả xã hội của dự án: kết quả triển khai dự án là mô hình mẫu để nhân rộng nhằm khai thác triệt để tiềm năng mặt nước trên địa bàn tỉnh do hiệu quả kinh tế của mô hình mang lại.
Dự án được triển khai sẽ trở thành một điểm sáng cho người dân trong tỉnh tham quan học tập. Bên cạnh đó làm thay đổi phương thức sản xuất nhằm ổn định cuộc sống cho người dân nuôi thủy sản, giảm bớt việc lệ thuộc vào thiên nhiên như khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản. Mặt khác, dự án được tổ chức theo tính chất liên kết giữa doanh nghiệp khoa học, doanh nghiệp thương mại và mở rộng vệ tinh trong nuôi và cung cấp sản phẩm thủy sản hàng hóa tập trung, người dân được tham gia tập huấn kỹ thuật, được tiếp nhận các thông tin trên nhiều lĩnh vực sản xuất và kinh doanh cùng phối hợp để sản xuát ra sản phẩm thủy sản có chất lượng cao, đồng quy cỡ cung cấp cho thị trường. Những người nuôi cá nhỏ lẻ phối hợp với nhau trong một tổ chức có kỷ luật, có sáng tạo là hình thức đầu tiên cũng là cách thức chuyển dần tư duy sản xuất nhỏ lẻ manh mún sang tư duy sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp.
Có thể khẳng định bằng công nghệ mới áp dụng tiến bộ kỹ thuật đã bổ sung vào cơ cấu đối tượng nuôi trên địa bàn tỉnh một mô hình nuôi các mới bền vững và có hiệu quả kinh tế cao (nổi trội hơn) so với các mô hình nuôi khác, làm cơ sở để khai thác tốt điều kiện tự nhiên; kinh tế xã hội của tỉnh và áp dụng những công nghệ tiên tiến chưa phổ biến rộng rãi vào nuôi thủy sản. Thông qua dự án, việc nuôi thương phẩm cá Nheo Mỹ trong ao, trong lồng đã trở thành một hướng sản xuất nhiều triển vọng, tạo ra hàng hóa có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh, có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong khu vực góp phần tạo sinh kế, nâng cao thu nhập của người dân, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước.
Những cán bộ của doanh nghiệp, người dân được đào tạo, tập huấn trở thành những nhà khuyến nông tự nguyện, người lao động có tay nghề. Đây là nguồn lực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển.
cá Nheo Mỹ, Ictalurus punctatus
Ứng dụng
Dự án KH&CN
- Quy mô nuôi thương phẩm cá Nheo Mỹ trong ao với diện tích 7.000 m2; thời gian nuôi 18 tháng cho lãi dòng là: 253.963.187 đồng. Kết quả này vượt mục tiêu (27,94%).
- Quy mô nuôi thương phẩm cá Nheo Mỹ trong lồng với thể tích 1.500m3; thời gian nuôi 18 tháng cho lãi dòng là: 781.833.715 đồng. Kết quả này vượt mục tiêu (18,47%).
1.035.796.902 đồng/ 18 tháng nuôi